Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muỗi thường là cách gọi chung của loại muỗi có độ phổ biến cao, rất dễ tìm thấy ở nước ta. Việc nắm vững thông tin cơ bản và nhận diện ra chúng sẽ giúp bạn phòng tránh hiệu quả các bệnh lý liên quan đến vật chủ trung gian này.
Muỗi thường có phạm vi sống cực rộng, hầu như vùng miền nào của nước ta cũng có sự hiện diện của nhóm côn trùng này. Vậy loại muỗi trên có đặc điểm sinh học như thế nào, lây truyền bệnh gì và phân biệt với các đại diện khác ra sao?
Muỗi thường còn được biết đến với danh xưng khác là muỗi Anophen. Thống kê cho thấy trên thế giới hiện có khoảng trên dưới 460 loài muỗi Anophen và gần 1/8 trong số đó là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét cho con người.
Loại muỗi này sinh sản bằng cách đẻ trứng. Vòng đời của chúng trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng muỗi, nhộng và con trưởng thành. Muỗi trưởng thành thường sống trong thời gian vài tuần đến vài tháng.
Không phải muỗi Anophen nào cũng hút máu động vật và người để lấy thức ăn. Thực tế cho thấy chỉ có con cái mới có tập tính đặc biệt này. Chúng có xu hướng tìm kiếm thức ăn mạnh hơn trong mùa sinh sản nhằm mục đích duy trì nòi giống. Hằng ngày, muỗi Anophen “thích” đốt người vào lúc chập tối hoặc rạng sáng. Trong khi đó, muỗi đực lại hút nhựa cây làm thức ăn và không phải là vật chủ trung gian truyền bệnh.
Muỗi thường là muỗi Anophen còn muỗi gây bệnh sốt rét là muỗi Aedes. Vậy làm thế nào để phân biệt hai loại muỗi này?
Muỗi Anophen có kích thước bé, màu nâu sẫm hoặc đen tuyền và có phần bụng hướng lên khi ở trạng thái nghỉ ngơi. Kích thước vòi của chúng tương đồng với kích thước thân và trên cánh có các vẩy có màu tương phản (đen phối trắng).
Muỗi Aedes lại có màu đen sẫm, vùng chân và thân có đốm trắng nên còn gọi là muỗi vằn. Chúng có kích thước lớn hơn đôi chút và khi nghỉ ngơi, bụng không hướng lên trên như đại diện vừa nêu.
Muỗi Anophen phát triển cực thuận trong vùng nước ngọt, chúng vừa trú ngụ, vừa sinh sản tại đây. Với muỗi vằn, đại diện này lại sống gần con người hơn, thường khu trú ở những ngóc ngách tối tăm như khe tủ, góc nhà, gầm giường,... Khi sinh sản, chúng sẽ tìm đến ao hồ, vũng nước hoặc bất cứ nơi nào chứa nước đọng, kể cả vại, chum, bình hoa,...
Như đã nhắc qua ở trên, muỗi Anophen hoạt động mạnh vào khi chập choạng tối hoặc lúc bình minh. Khác với đại diện vừa xét, muỗi Aedes hoạt động mạnh nhất vào ban ngày, đặc biệt là khoảng 2 giờ sau khi mặt trời mọc và trước thời điểm mặt trời lặn vài giờ.
Như đã bàn đến ở trên, muỗi Anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét. Trong khi đó, muỗi Aedes lại là “thủ phạm” gây bệnh sốt xuất huyết cho con người. Cả hai bệnh truyền nhiễm trên đều rất nguy hiểm, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và hiện chưa có vacxin ngăn ngừa.
Khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét, tác nhân ngoại lai này sẽ tập trung ở tuyến nước bọt của vật chủ và tồn tại dưới dạng thoa trùng. Khi muỗi đốt người, thoa trùng đi theo đường nước bọt, qua vòi hút để xâm nhập vào hệ tuần hoàn của cơ thể chúng ta. Chỉ trong vòng nửa giờ, thoa trùng đã di chuyển đến gan, xâm nhập và khu trú tại cơ quan này.
Tại gan, ký sinh trùng phát triển lớn dần và tích hợp bên trong hàng nghìn mảnh trùng nhỏ. Tổ chức này còn được gọi tên là thể phân cách. Khi vỏ ngoài vỡ ra, thể phân cách được phóng thích ồ ạt và đi vào dịch tuần hoàn. Tùy từng loài khác nhau mà thời gian phát triển của ký sinh trùng khác nhau, có thể dao động từ 5 - 16 ngày.
Khi vào dịch tuần hoàn, mảnh trùng sẽ xâm nhập hồng cầu và “nâng cấp” thành thể tư dưỡng. Từ thể tư dưỡng, chúng phát triển thành thể phân liệt với vô số các mảnh trùng khác nhau. Thể phân liệt này khi bị vỡ sẽ giải phóng mảnh trùng và một chu kỳ xâm nhập mới sẽ tiếp diễn. Quá trình này phá vỡ hàng loạt hồng cầu và tạo nên những cơn sốt theo chu kỳ của người bệnh.
Sau nhiều chu kỳ, một số đại diện sẽ hình thành nên thể giao bào đực và thể giao bào cái. Khi đó, chúng sẽ ngưng quá trình phát triển và chờ đợi muỗi Anophen hút máu vào dạ dày của con vật mới tiếp tục biến đổi.
Khi muỗi Anophen hút máu người bệnh, các thể ký sinh trùng sốt rét sẽ di chuyển vào dạ dày muỗi nhưng chỉ có thể giao bào mới phát triển thành thoa trùng. Sau đó thoa trùng lại tập kết ở tuyến nước bọt để vật chủ trung gian truyền bệnh cho người khác.
Muỗi lây truyền rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người như: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết,... Vậy nên để phòng chống những vấn đề sức khỏe đáng ngại này thì bạn cần áp dụng các phương pháp sau:
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về đặc điểm nhận diện, tập tính hoạt động và cách thức truyền bệnh của muỗi thường. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về vật chủ trung gian này và có biện pháp ngăn ngừa tác động gây hại của chúng. Trân trọng!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.