Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh lý về đường tiết niệu đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hệ tiết niệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội môi của cơ thể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về ngoại tiết niệu là gì?
Bạn có biết rằng thận của chúng ta làm việc không ngừng nghỉ để lọc sạch máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể? Ngoại tiết niệu là chuyên ngành y học chuyên sâu nghiên cứu về thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngoại tiết niệu là gì và những bệnh lý thường gặp của hệ cơ quan này nhé.
Ngoại tiết niệu là một chuyên ngành trong y học tập trung vào việc chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các bác sĩ ngoại tiết niệu sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan này, từ những vấn đề đơn giản như viêm đường tiểu đến những bệnh lý phức tạp hơn như sỏi thận, ung thư bàng quang và các dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu.
Thông thường, trong cơ thể mỗi người chúng ta có hai quả thận nằm ở hai bên cột sống, an toàn trong những “chiếc giường” đặc biệt gọi là hố thận. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, cơ thể chỉ có một thận, hoặc thậm chí có thể có ba thận. Thậm chí, thận có thể “lạc trôi” khỏi vị trí bình thường và xuất hiện ở những nơi khác trong ổ bụng.
Từ thận, hai ống dẫn nhỏ gọi là niệu quản sẽ đưa nước tiểu xuống bàng quang – chiếc túi chứa nước tiểu tạm thời. Khi bàng quang đầy, chúng ta sẽ có cảm giác muốn đi tiểu và nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua ống niệu đạo.
Ở nam giới, đường đi của nước tiểu còn phức tạp hơn một chút vì chúng phải đi qua tuyến tiền liệt – một tuyến nhỏ bao quanh cổ bàng quang. Chính vì vậy, khi khám hệ tiết niệu ở nam giới, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Khám ngoại tiết niệu là một phần quan trọng trong việc đánh giá các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục. Quá trình khám này bao gồm nhiều bước để kiểm tra các cơ quan bên ngoài và một số nội dung chính sau:
Triệu chứng cơ năng: Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu, thay đổi về màu sắc nước tiểu, đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới hoặc vùng sinh dục.
Tiền sử bệnh lý: Hỏi về các bệnh lý trước đây như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, phẫu thuật tiết niệu, bệnh lý liên quan đến các cơ quan sinh dục.
Thói quen sinh hoạt: Xem xét các thói quen như uống nước, hút thuốc, sử dụng rượu bia, và tiền sử quan hệ tình dục.
Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hố thắt lưng để xem có dấu hiệu sưng tấy không và kiểm tra xem vùng bụng bệnh nhân có xuất hiện khối u nào không. Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm lên giường và thực hiện một số tư thế khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm khám:
Ở người khỏe mạnh, bàng quang thường không thể sờ thấy được. Tuy nhiên, nếu bàng quang gặp vấn đề khiến nước tiểu bị ứ đọng, bác sĩ có thể phát hiện cầu bàng quang trong quá trình thăm khám. Cụ thể như sau:
Đối với bệnh nhân nữ: Âm đạo nằm ở phía dưới với lỗ niệu đạo ở phía trên. Để kiểm tra cơ quan này, bác sĩ sẽ vạch môi âm đạo để quan sát rõ niệu đạo, nhằm phát hiện bất thường như chảy mủ, viêm loét lỗ niệu đạo và các dấu hiệu khác.
Đối với bệnh nhân nam: Bác sĩ sẽ lộn bao quy đầu để kiểm tra. Nếu không có vấn đề bất thường, sẽ không xuất hiện hiện tượng chảy dịch.
Đối với nam giới, bác sĩ sẽ tiến hành thêm việc khám tiền liệt tuyến. Tiền liệt tuyến nằm bao quanh cổ bàng quang và ôm lấy phần niệu đạo. Ở người bình thường, không thể sờ thấy hoặc chỉ có thể sờ được một phần nhỏ của tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, nếu tiền liệt tuyến có thể được cảm nhận rõ ràng và to lên bất thường, có thể do các vấn đề sau:
Ngoài việc kiểm tra các cơ quan đã nêu, bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn thân để có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Ngoài việc tìm hiểu về ngoại tiết niệu là gì, nhiều bạn vẫn chưa biết về việc nên đi khám ngoại tiết khi nào? Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu máu, tiểu không tự chủ, đau lưng dưới, sưng phù, hoặc thay đổi màu sắc, mùi của nước tiểu, hãy cân nhắc đến việc khám ngoại tiết niệu.
Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc các bệnh về đường tiết niệu, đang điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, việc khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý và ngăn ngừa biến chứng. Khám ngoại tiết niệu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của hệ thống tiết niệu, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.
Tóm lại, việc hiểu rõ ngoại tiết niệu là gì giúp chúng ta nhận biết và quan tâm hơn đến các bệnh lý liên quan đến hệ thống tiết niệu, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Sự can thiệp của ngoại tiết niệu không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, bàng quang và niệu quản. Chăm sóc sức khỏe tiết niệu là bước quan trọng để duy trì cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...