Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuy có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng đều có thể ăn măng thoải mái. Vậy người mắc bệnh gout nên kiêng ăn măng tây hay không?
Măng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được yêu thích trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, không phải ai ăn măng. Trong thời gian gần đây, có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề liệu người mắc bệnh gout nên kiêng ăn măng tây không? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.
Măng tây không chỉ là một thực phẩm ngon miệng mà còn là một nguồn dưỡng chất bổ ích cho chúng ta. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ thực phẩm này như miến măng vịt, măng kho thịt, măng tây xào tỏi ớt,... Các món ăn được chế biến từ măng không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn mang đến nguồn dinh dưỡng quý báu cho cơ thể.
Hiện nay, thị trường cung cấp nhiều loại măng khác nhau. Tất cả đều đem lại một nguồn cung cấp quý báu, bao gồm nước, chất xơ, glucid, lipid, protid,... cùng với hàng loạt khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Những thành phần này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực Y học hiện đại đã xác nhận măng không chỉ đơn thuần là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn có giá trị trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa. Măng còn được chứng minh có khả năng giúp trị đờm, thúc đẩy quá trình tiểu tiện, và giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt khi ăn thường xuyên.
Điều quan trọng hơn, măng còn có khả năng tối ưu hóa hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất béo. Đặc biệt, măng tươi chứa lượng chất xơ cao, phù hợp cho những người muốn giảm cân và duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Bệnh Gout là một bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa. Phần lớn là do chế độ ăn uống không cân đối gây ra. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều thực phẩm chứa purin - một hợp chất tồn tại tự nhiên, nồng độ axit uric trong huyết tương có thể tăng lên. Khi axit uric thừa không được cơ thể tiết ra hoặc đào thải, tinh thể urat sẽ được tạo thành và tập trung tại các khớp, gây ra viêm nhiễm và triệu chứng của bệnh gout.
Do đó, bác sĩ chuyên khoa thường khuyên người bị gout nên có chế độ ăn uống hợp lý, nhằm kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Điều này không chỉ giúp ổn định tình trạng bệnh, mà còn không gây cản trở quá trình điều trị.
Vậy người mắc bệnh gout nên kiêng ăn măng tây hay không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao, đặc biệt là măng tây. Ăn nhiều măng tây sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric, đặc biệt là khi bệnh gout đang trong giai đoạn biểu hiện nặng.
Nếu tiếp tục ăn các loại măng còn thì có thể gây đau nhức và viêm nhiễm mạnh hơn. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế hoặc loại bỏ măng tây khỏi thực đơn hàng ngày của mình.
Những dưỡng chất có trong măng có thể tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm khác, đặc biệt là trong các loại hoa quả tươi và rau xanh. Do đó, người bị gout có thể hoàn toàn thay thế măng bằng những thực phẩm này, mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày.
Bệnh gút nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm có thể thay thế măng tây:
Qua các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc người mắc bệnh gout nên kiêng ăn măng tây không. Người bệnh gút không nên ăn măng vì măng tây làm tăng tổng hợp axit uric, ăn thường xuyên sẽ làm bệnh gout tiến triển. Việc ăn măng với lượng ít hay nhiều cũng có thể làm tình trạng đau nhức khớp do gout khởi phát nặng hơn. Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm vừa cải thiện bệnh vừa tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.