Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nôn khan là gì? Cách khắc phục tình trạng nôn khan tại nhà

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ

Nôn khan phải làm sao? Đây là câu hỏi của nhiều người. Để tìm khắc cải thiện và phòng ngừa nôn khan hiệu quả, bạn cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Nôn khan phải làm gì? Chúng ta có thể ít nhất một lần trải qua cảm giác buồn nôn mà không có chất nào được nôn ra, khi uống quá nhiều rượu, mang thai,... Để khắc phục tình trạng này cần xác định được nguyên nhân gây nôn khan. Trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và những cách khắc phục tình trạng nôn khan đơn giản mà hiệu quả nhé!

Hiện tượng nôn khan là gì?

Nôn khan là hiện tượng cảm giác muốn nôn mửa nhưng không có chất nào được nôn ra. Thường xảy ra khi cơ thể cố gắng nôn mửa nhưng không thành công, do đó đường thở sẽ bị đóng lại khi cơ hoành co lại. Đôi khi, nôn khan có thể đi kèm với tình trạng buồn nôn và đôi khi cũng có thể gây nôn mửa.

Tình trạng nôn khan có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị nôn khan bằng cách tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết và cách điều trị phù hợp.

Nôn khan là gì? Cách khắc phục tình trạng nôn khan tại nhà 1
Nôn khan là hiện tượng buồn nôn nhưng lại không nôn ra chất gì

Các triệu chứng và biểu hiện của nôn khan

Các triệu chứng của nôn khan có thể bao gồm:

  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn;
  • Ớn lạnh;
  • Khó tiêu;
  • Đau bụng;

Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp bất kỳ triệu chứng sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ:

  • Nôn khan kéo dài;
  • Đau ngực nghiêm trọng;
  • Đau bụng nghiêm trọng;
  • Chóng mặt hoặc cảm thấy yếu;
  • Nhịp tim tăng;
  • Ít đi tiểu hoặc đi tiểu ra máu;
  • Phân hoặc nôn có máu;
  • Khó thở;
  • Đau hoặc yếu cơ;

Khi phát hiện một trong những triệu chứng này hoặc nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mỗi người có cơ địa khác nhau, do đó, việc tìm kiếm sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ là tốt nhất để có thông tin chi tiết và phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây nôn khan

Nguyên nhân của nôn khan có thể bao gồm:

Tập thể dục

Tập thể dục quá mức hoặc sau khi ăn no có thể gây co thắt cơ hoành và gây nôn khan. Hãy bắt đầu với mức độ nhẹ và tăng dần cường độ để tránh tình trạng này. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khan khi tập luyện, nghỉ ngơi và uống nước từ từ.

Uống quá nhiều rượu

Uống rượu quá mức có thể dẫn đến nôn khan hoặc nôn. Hãy hạn chế uống rượu và thử ăn khi uống để tránh tình trạng này. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy ngừng uống và bổ sung nước.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra các triệu chứng ợ nóng và khiến thức ăn trào ngược lên miệng, có thể gây nôn khan. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyên bạn thay đổi lối sống để kiểm soát triệu chứng này.

Nôn khan là gì? Cách khắc phục tình trạng nôn khan tại nhà 2
Buồn nôn, nôn có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày

Thuốc

Một số loại thuốc điều trị lo âu và thuốc chống trầm cảm có thể gây buồn nôn và nôn khan. Nếu bạn nghĩ rằng thuốc của mình gây ra tình trạng này, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc.

Các tình trạng sức khỏe khác

Nhiễm trùng, lo âu, viêm tụy, các vấn đề về gan hoặc thận cũng có thể gây ra nôn khan. Nếu bạn gặp phải một trong những tình trạng này và cảm thấy nôn khan, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn.

Mang thai

Ốm nghén là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, có thể gây ra nôn khan kèm theo buồn nôn. Tình trạng này thường giảm dần sau 3 tháng đầu thai kỳ.

Nôn khan là gì? Cách khắc phục tình trạng nôn khan tại nhà 3
Ốm nghén khi mang thai có thể khiến bạn thường xuyên buồn nôn, khó chịu

Đó là một số nguyên nhân phổ biến gây ra nôn khan. Nếu bạn gặp vấn đề này, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Cách điều trị nôn khan

Nôn khan thường không phải là một tình trạng đáng lo ngại nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bạn. Để cải thiện tình trạng này, một số mẹo nhỏ không dùng thuốc tại nhà cho thấy hiệu quả đáng kể.

Mẹo nhỏ giúp khắc phục tình trạng nôn khan

Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn điều trị nôn khan ngay tại nhà:

  • Bổ sung nước: Uống một lượng nhỏ nước chậm rãi để bù nước cho cơ thể.
  • Bổ sung chất điện giải: Uống các loại nước có chất điện giải như oresol hoặc đồ uống thể thao để phục hồi chất điện giải đã mất.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi: Nằm xuống với đầu kê cao và thực hiện hít thở sâu để giảm các triệu chứng nôn khan.
  • Ăn thực phẩm dễ tiêu: Chọn những thực phẩm nhẹ nhàng như cháo, bánh mì, táo, nước soup và chuối để giúp dễ tiêu hóa và giảm buồn nôn.
  • Gừng: Sử dụng gừng hoặc các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng để giảm buồn nôn.
  • Thuốc chống nôn: Sử dụng các loại thuốc chống buồn nôn không kê đơn để ngăn chặn cảm giác buồn nôn và nôn khan.
  • Thuốc kháng axit: Sử dụng các loại thuốc kháng axit không kê đơn để trung hòa axit dạ dày.
  • Liệu pháp mùi hương: Hít tinh dầu gừng hoặc sử dụng các hương liệu như bạc hà và thảo quả để giúp giảm triệu chứng nôn khan.
Nôn khan là gì? Cách khắc phục tình trạng nôn khan tại nhà 4
Trà gừng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và đau bụng

Lưu ý rằng, nếu nôn khan kéo dài hoặc có triệu chứng nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Cách điều trị nôn khan do ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Điều trị nôn khan ở phụ nữ mang thai rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Biện pháp điều trị ban đầu thường bao gồm bổ sung nước, duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và sử dụng thực phẩm chức năng. Thay đổi lối sống như chia nhỏ bữa ăn và ăn những bữa nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng.

Trong những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống buồn nôn và vitamin như Pyridoxin (vitamin B6) và Thiamine (vitamin B1), cũng như các loại thuốc kháng histamin và thuốc chẹn dopamine hoặc serotonin.

Cách phòng ngừa nôn khan

Để phòng ngừa nôn khan, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống như sau:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, ăn nhiều bữa ăn nhất là khi đang mang thai;
  • Tránh tập thể dục khi đang no;
  • Tăng cường uống nước;
  • Giảm hoặc ngừng uống rượu;
  • Tránh uống rượu khi đang đói;
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc;
  • Quản lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống;

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đây có thể cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về hiện tượng nôn khan. Trong trường hợp buồn nôn, nôn khan kéo dài, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin