Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước cất là nước được chưng cất đặc biệt, không chứa các tạp chất, vi khuẩn hay khoáng chất, được sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp và đời sống hàng ngày. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để biết nước cất là gì.
Với quá trình chưng cất đặc biệt, nước cất trở thành lựa chọn lý tưởng trong nhiều lĩnh vực, đảm bảo tính an toàn và tinh khiết tuyệt đối. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nước cất là gì, có lợi ích gì và sử dụng như thế nào cho hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nước cất, cách phân biệt với các loại nước khác.
Nước cất là gì? Nước cất là một loại nước tinh khiết, được điều chế qua quá trình chưng cất. Đây là phương pháp giúp tách biệt các tạp chất và vi khuẩn, mang lại sản phẩm có độ tinh khiết cao nhất. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên và nguyên bản, nước cất không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ.
Trong y tế, nước cất đóng vai trò quan trọng trong việc pha chế thuốc, sản xuất thuốc uống, biệt dược. Đồng thời nước cất cũng là dung dịch an toàn dùng để rửa dụng cụ y tế cũng như xử lý vết thương.
Ngoài ra, nước cất còn được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Trong các lĩnh vực công nghiệp, nước cất là dung môi lý tưởng cho nhiều quá trình sản xuất và thí nghiệm.
Nước cất được chia thành ba loại chính, dựa vào số lần chưng cất:
Ngoài cách phân loại theo số lần chưng cất, nước cất còn được đánh giá và phân loại theo các thành phần lý hóa như TDS (Total Dissolved Solids - tổng lượng chất rắn hòa tan), độ dẫn điện và một số tiêu chí khác. Những tiêu chuẩn này giúp đảm bảo chất lượng nước cất đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng, từ y tế đến công nghiệp và nghiên cứu.
Bạn đã biết được nước cất là gì, vậy nước cất tạo ra bằng cách nào? Để sản xuất nước cất, người ta sử dụng thiết bị chưng cất, cho phép tách nước tinh khiết khỏi các tạp chất và vi khuẩn thông qua quá trình bay hơi và ngưng tụ. Quy trình bắt đầu bằng việc đun sôi nước thông thường trong một bình chứa. Khi nước sôi, nó tạo ra hơi nước, và phần hơi này sẽ di chuyển qua một ống dẫn đến bình ngưng tụ.
Bình ngưng tụ là bộ phận quan trọng trong thiết bị chưng cất, nơi hơi nước được làm mát và chuyển lại thành dạng lỏng. Cấu tạo bình ngưng tụ có hai lớp: Lớp bên trong để hơi nước đi qua và lớp bên ngoài để nước lạnh chảy qua. Dòng nước lạnh bên ngoài giữ nhiệt độ của lớp bên trong luôn thấp, tạo điều kiện cho hơi nước ngưng tụ nhanh chóng. Khi hơi nước ngưng tụ sẽ chuyển thành những giọt nước tinh khiết.
Kết quả của quá trình này là nước cất tinh khiết, không còn chứa các tạp chất, khoáng chất, hoặc vi khuẩn. Phương pháp chưng cất là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra nước có độ tinh khiết cao, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho y tế, nghiên cứu và nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
Nhiều người có thể thắc mắc nước cất là gì và điểm khác biệt giữa nước cất và nước đun sôi. Về cơ bản, nước đun sôi là nước đã được làm nóng đến 100 độ C để diệt các vi sinh vật gây hại. Khi nước đạt đến điểm sôi, một phần sẽ bay hơi, nhưng quá trình này không thu thập và ngưng tụ hơi nước thành nước tinh khiết. Do đó, nước đun sôi vẫn giữ nguyên các khoáng chất vi lượng, muối và tạp chất.
Ngược lại, nước cất trải qua một quy trình chưng cất đặc biệt, giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các tạp chất, khoáng chất và vi sinh vật có trong nước. Sau quá trình chưng cất, nước cất cực kỳ tinh khiết và không còn chứa các hạt và khoáng chất hòa tan. Vì thế, trong khi nước đun sôi có thể không có vi khuẩn nhưng vẫn giữ lại khoáng chất và tạp chất. Ngược lại nước cất đạt đến độ tinh khiết vượt trội, hoàn toàn khác với nước đun sôi thông thường.
Để biết được nước cất có uống được không, chúng ta quay lại với câu trả lời cho câu hỏi nước cất là gì. Với độ tinh khiết rất cao, nước cất có vẻ như là lựa chọn lý tưởng để uống. Tuy nhiên, quan niệm này chưa chính xác.
Quá trình chưng cất đã loại bỏ toàn bộ khoáng chất tự nhiên trong nước, bao gồm các thành phần cần thiết cho sức khỏe như canxi, magie và các vi chất khác. Khi uống nước cất, cơ thể không chỉ không nhận được các chất khoáng thiết yếu mà còn có thể bị mất đi các khoáng chất có sẵn trong cơ thể, do nước cất có xu hướng hút các ion và khoáng chất khi đi qua hệ thống tiêu hóa.
Nhà khoa học Paavo Airola đã cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng nước cất vào năm 1970. Bởi vì việc dùng nước cất trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt khoáng chất nghiêm trọng. Ông chỉ ra rằng việc uống nước cất lâu ngày có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, đái tháo đường, sâu răng và thậm chí là bệnh tim mạch. Nguyên nhân dẫn tới các bệnh này là do thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Như vậy, mặc dù nước cất có thể uống được, nhưng không nên sử dụng thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Thay vào đó, nên lựa chọn nước uống có chứa khoáng chất hoặc nước đã qua các phương pháp lọc khác, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về nước cất là gì? Những điều cần biết về nước cất. Dù có độ tinh khiết cao và được sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp và nghiên cứu, nước cất không phù hợp để uống thường xuyên do thiếu các khoáng chất thiết yếu. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nước cất làm nước uống hàng ngày.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.