Sốt xuất huyết có rất dấu hiệu và triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với những loại sốt thông thường khác như sốt siêu vi, sốt phát ban. Các mẹ cần đề phòng dịch sốt xuất huyết bùng nổ bằng cách nhận biết đúng dấu hiệu bệnh để có cách chữa trị kịp thời.
Sốt xuất huyết là gì?
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa nào? Sốt xuất huyết thường bùng phát vào thời điểm tháng 4 hoặc đầu tháng 5 cho đến hết tháng 10 do nhiệt độ và độ ẩm trung bình cao. Bệnh do virus dengue sống trong muỗi vằn truyền bệnh cho người này sau đó tiếp tục truyền cho người khác thông qua đường muỗi đốt.
Bệnh diễn biến khó lường vào mùa mưa do khí hậu ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Muỗi vằn - tác nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết thông qua cách hút máu người nhiễm bệnh sau đó truyền qua người lành, thường sống ở những nơi tối như gầm bàn, gầm giường, tủ quần áo, chăn màn và các ao tù nước đọng xung quanh nhà.
Muỗi vằn truyền bệnh có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng, khác với những loại muỗi thông thường. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm do chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng ngừa, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng gây bệnh.
Sốt virus thông thường là gì?
Sốt thông thường bao gồm các loại sốt như sốt siêu vi và sốt phát ban Sốt thông thường chia làm hai loại chính là sốt siêu vi và sốt phát ban, thường do các virus đường hô hấp gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm và có các triệu chứng tương tự như sốt xuất huyết khiến nhiều mẹ dễ nhầm lẫn. Đặc điểm đầu tiên của chúng là sốt tăng cao từ 38,5 độ trở lên, nhiều lúc tăng lên đến 41 độ.
Bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy bệnh có những biểu hiện ban đầu khá giống với sốt xuất huyết nhưng ba mẹ có thể phân biệt hai loại bệnh này qua 3 dấu hiệu dưới đây.
3 cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết với sốt thông thường
3 cách phân biệt sốt vius thông thường và sốt xuất huyết Những biểu hiện trong vòng 3-5 ngày đầu của cơ thể:
Trẻ bị sốt virus thông thường sẽ có những dấu hiệu của bệnh viêm long đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên, nhức đầu và ho. Vì trẻ sốt cao đột ngột nên cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn và hay quấy khóc.
Trẻ bị sốt xuất huyết bệnh dễ diễn biến chậm hơn, trong vòng 3 ngày đầu sốt cao nhưng thường xuyên ớn lạnh và run rẩy khắp người. Trẻ đau nhức khắp người. mắt lờ đờ, chảy nước mắt hoặc dử mắt, hốc mắt có cảm giác đau nóng rát.
Ngoài những biểu hiện trên thì ở cả 2 bệnh trẻ đều sốt cao liên tục và không hạ, nhiệt độ cơ thể lớn hơn 39 độ. Lúc này chỉ có được xét nghiệm mới giúp bác sĩ và mẹ chẩn đoán sớm được bệnh.
Phân biệt ở giai đoạn phát bệnh, tức sau khoảng 3-5 ngày trẻ có dấu hiệu sốt
Đối với sốt thông thường, sau khi uống thuốc hạ sốt thì thân nhiệt có thể hạ xuống, các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, hắt hơi hay đau họng vẫn còn nhưng không xuất hiện những dấu hiệu khác. Đôi khi trên da nổi người bệnh có nổi những ban đỏ li ti, ngứa ngáy nên dễ nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên nếu trẻ bị sốt xuất huyết, kể từ sau 5 ngày phát sốt thì nhiệt độ cơ thể tự hạ xuống mà không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên đây cũng là điều nguy hiểm vì trẻ sốt xuất huyết không thể dùng thuốc hạ sốt aspirin như những bệnh sổ thông thường.
Sốt xuất huyết khiến cho cơ thể chảy máu, giảm tiểu cầu nên tuyệt đối không được dùng. Nếu tự ý dùng thuốc hạ sốt sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Khi thấy trên có thể có dấu hiệu xuất huyết như chảy máu chân răng, mũi, nôn ra thức ăn có máu hoặc tiêu tiểu ra máu thì đây là bệnh sốt xuất huyết ở thể nặng. Sau 3 đến 4 xuất huyết thì các ban đỏ sẽ tự biến mất nhưng sau đó lại đột ngột xuất hiện trở lại.
Phân biệt qua thời gian hết bệnh
Đến ngày thứ 5-8 phát bệnh: Trẻ sốt thông thường sẽ nhanh chóng khỏi bệnh thông qua việc hạ sốt, không còn xuất hiện những cảm giác ớn lạnh toàn thân, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm họng nữa. Vì đây là bệnh lành tính nên nếu được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ mau khỏi bệnh.
Từ ngày thứ 5-7 trẻ sốt xuất huyết vẫn còn những triệu chứng sốt và mệt mỏi, cơ thể đau nhức do bệnh hành vật vã, nôn nhiều do vùng bụng đau tức, đặc biệt ở vị trí của gan. Vùng đầu vẫn nhức đầu dữ dội và nặng nhất là hai hố mắt sau nhãn cầu. Các vết ban xuất huyết thì ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không yên, đi tiểu ít và đi tiêu ra phân đen.
Sau khoảng 10 ngày phát bệnh, trẻ bị sốt siêu vi đã có thể sinh hoạt bình thường nhưng với sốt xuất huyết, trẻ vẫn đang trong giai đoạn hồi phục và cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách. Bởi sau khi bị sốt xuất huyết thì trẻ vẫn có nguy cơ bị biến chứng khác do ban đầu mẹ không phân biệt đúng bệnh dẫn đến điều trị sai cách.
Vì vậy khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh sốt, mẹ nên đưa bé đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh để có cách điều trị hợp lý.
Xem thêm:
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết? Phòng ngừa bệnh ra sao?
Người bệnh bị sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết?
Cảnh giác với dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng
Trúc