Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bản thân ung thư và quá trình điều trị ung thư đều làm yếu hệ miễn dịch, do vậy các bệnh nhân ung thư thường đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
Những người bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư thường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao do hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng xảy ra khi hệ miễn dịch không thể nhanh chóng tiêu diệt các nhân tố lây nhiễm vào cơ thể. Bản thân ung thư và quá trình điều trị ung thư đều làm yếu hệ miễn dịch, do vậy các bệnh nhân ung thư thường đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
Các phương pháp điều trị để giảm nhẹ triệu chứng và các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư. Phương pháp này được gọi là chăm sóc hỗ trợ, chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc xoa dịu.
Hãy thường xuyên trao đổi với nhóm chăm sóc y tế về những triệu chứng hoặc những thay đổi mà cơ thể bạn đang trải qua để nhận được sự hỗ trợ.
Hệ miễn dịch đảm nhiệm vai trò giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus và nấm. Hệ miễn dịch bao gồm:
Các tế bào bạch cầu (white blood cells) hay còn gọi là leukocytes và các bạch cầu trung tính (neutrophils), giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt sự lây nhiễm của các nhân tố có hại vào cơ thể.
Trong trường hợp cơ thể chỉ có một số lượng nhỏ bạch cầu tồn tại được gọi là chứng suy giảm bạch cầu (leukopenia). Hội chứng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc những nhiễm trùng nghiêm trọng. Giảm bạch cầu trung tính (neutropenia) là một dạng của chứng suy giảm bạch cầu, trong đó các bệnh nhân có mức bạch cầu trung tính (neutrophils) thấp. Tế bào bạch cầu trung tính là nhóm tế bào bạch cầu phổ biến nhất trong cơ thể.
Nhiễm trùng có thể khởi phát ở bất kì đâu. Các vị trí thường bị nhiễm trùng bao gồm:
Nhiễm trùng hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể tiến triển, trở nên nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu có các dấu hiệu bị nhiễm trùng. Đồng thời bạn cũng nên kể về những thay đổi triệu chứng đang có.
Các yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng tới số lượng các tế bào bạch cầu và làm yếu hệ miễn dịch:
Chứng suy giảm bạch cầu trung tính (neutropenia), hóa trị, xạ trị có thể làm bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Trong trường hợp đó, bạn có thể nhận các loại kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm để phòng ngừa. Có nghĩa là các thuốc này thường được sử dụng trước khi nhiễm trùng xảy ra.
Trong các trường hợp khác, bạn có thể nhận các loại thuốc điều trị sau khi bị nhiễm trùng. Nếu bị suy giảm bạch cầu trung tính và bị sốt, bạn cần phải tới bệnh viện để điều trị cho tới khi khỏi hẳn.
Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao bị suy giảm bạch cầu trung tính kèm theo sốt, bác sĩ có thể kê đơn loại thuốc gọi là thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu. Các thuốc này sẽ giúp cơ thể có thể tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn và làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
Các bước dưới đây có thể giúp bạn phòng chống lây nhiễm:
Thủy Phan
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...