Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Nên tiêm dịch vụ ở đâu?

Ngày 26/10/2024
Kích thước chữ

Tiêm dịch vụ là một lựa chọn được nhiều phụ huynh quan tâm khi chăm sóc sức khỏe cho con cái, gia đình cũng như bản thân. Vậy tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Và đâu là địa chỉ tiêm chủng dịch vụ uy tín và chất lượng?

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn tiêm chủng dịch vụ. Mong muốn của hầu hết mọi người khi tiêm chủng là có thể tránh những tác dụng phụ khó chịu, trong đó có hiện tượng sốt. Vậy tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Tiêm dịch vụ không sốt thường được hiểu là việc tiêm vắc xin với thành phần tinh khiết, giảm thiểu tối đa khả năng gây sốt và các phản ứng phụ khác sau tiêm.

Khác biệt giữa vắc xin dịch vụ và vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia

Trước khi tìm hiểu tại sao tiêm dịch vụ không sốt, hãy cùng so sánh sự khác nhau giữa vắc xin dịch vụ và vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Vắc xin dịch vụ khác với vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng ở các yếu tố như danh mục bệnh, lịch tiêm, đối tượng tiêm chủng và các dịch vụ đi kèm trong quá trình tiêm.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, chương trình tiêm chủng mở rộng hiện cung cấp vắc xin phòng ngừa miễn phí cho trẻ dưới 10 tuổi, giúp ngăn ngừa 12 bệnh truyền nhiễm phổ biến bao gồm: Viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, nhiễm khuẩn Haemophilus Influenzae tuýp B, sởi, viêm não Nhật BảnRubella.

Ngoài các loại vắc xin phổ biến này, tiêm dịch vụ còn cung cấp các vắc xin phòng những bệnh nguy hiểm khác như: Thủy đậu, quai bị, viêm gan A, viêm màng não do não mô cầu tuýp A, B, C, Y, W-135, tiêu chảy do Rotavirus, cúm mùa, dại, thương hàn, HPV phòng ung thư cổ tử cung, bệnh do phế cầu khuẩn và viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tiêm dịch vụ mở rộng cho tất cả các đối tượng và thường có thêm tiện ích như nhắc lịch tiêm, theo dõi sau tiêm và quy trình chăm sóc chu đáo, đảm bảo trải nghiệm an toàn, thuận tiện.

Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Nên tiêm dịch vụ ở đâu? 1
Tiêm dịch vụ cung cấp nhiều loại vắc xin phòng các bệnh

Nguyên nhân tại sao tiêm dịch vụ không sốt?

Việc tại sao tiêm dịch vụ không sốt không chỉ phụ thuộc vào những người tiêm dịch vụ mà còn phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và giới tính của người được tiêm.

Các vắc xin tiêm dịch vụ thường được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, với công thức giảm thiểu tối đa các phản ứng phụ nhưng vẫn tạo ra khả năng miễn dịch mạnh. Ví dụ, trong khi vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng thành phần ho gà toàn bào (có thể gây sốt và tác dụng phụ sau tiêm), vắc xin 6 trong 1 trong tiêm chủng dịch vụ lại dùng thành phần ho gà vô bào, hạn chế tình trạng sốt mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy vắc xin thế hệ mới triển khai chủ yếu trong tiêm dịch vụ thường ít gây phản ứng phụ cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Giới tính cũng ảnh hưởng đến phản ứng sau tiêm, với tỷ lệ tác dụng phụ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Một số nghiên cứu lý giải rằng hormone testosterone ở nam giới giúp giảm viêm, khiến họ ít gặp tác dụng phụ hơn sau tiêm.

Đối với người có bệnh mạn tính và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, phản ứng phụ như sốt có thể ít xảy ra do các phản ứng viêm bị ức chế. Dù phản ứng miễn dịch giảm nhưng vẫn tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người dùng thuốc ức chế miễn dịch tạo ra ít kháng thể hơn nhưng vẫn có khả năng phòng bệnh hiệu quả.

Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Nên tiêm dịch vụ ở đâu? 2
"Tại sao tiêm dịch vụ không sốt?" là câu hỏi của nhiều người

Tiêm dịch vụ không gây sốt có tạo miễn dịch tốt không?

Ngoài thắc mắc tại sao tiêm dịch vụ không sốt, nhiều người còn muốn biết liệu rằng tiêm vắc xin không sốt như vậy có tạo được miễn dịch hay không. 

Tiêm vắc xin không gây sốt không đồng nghĩa với việc vắc xin không có hiệu quả. Thực tế, mỗi cơ thể phản ứng khác nhau với vắc xin, và sốt chỉ là một trong những biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng. Ngoài sốt, cơ thể có thể có các phản ứng phụ như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, cảm giác mệt mỏi, đau đầu hoặc khó chịu, và tất cả những phản ứng này đều là dấu hiệu hệ miễn dịch đang tạo kháng thể.

Nghiên cứu tại Johns Hopkins Medicine cho thấy rằng dù có triệu chứng hay không, gần như tất cả người tham gia tiêm chủng vẫn phát triển kháng thể phòng bệnh. Điều này chứng tỏ vắc xin vẫn kích hoạt hệ miễn dịch hiệu quả, ngay cả khi người tiêm không bị sốt hoặc gặp các phản ứng phụ rõ rệt.

Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Nên tiêm dịch vụ ở đâu? 3
Tiêm dịch vụ dù không sốt vẫn kích hoạt hệ miễn dịch hiệu quả

Những điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng, cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo an toàn và kịp thời phát hiện các phản ứng bất lợi:

Theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút

Ngay sau khi tiêm, trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để phát hiện kịp thời các phản ứng cấp tính, bao gồm:

  • Toàn trạng: Kiểm tra da, niêm mạc, trạng thái tinh thần. Các dấu hiệu bình thường gồm da và niêm mạc hồng hào, tỉnh táo, không bứt rứt.
  • Nhịp thở: Người được tiêm bình thường khi không có khó thở, không thở nhanh, nhiệt độ cơ thể dưới 37.5 độ C.
  • Vết tiêm: Quan sát chỗ tiêm, nếu chỉ sưng đỏ nhẹ (<5cm) và không có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng thì là bình thường.
Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Nên tiêm dịch vụ ở đâu? 4
Ngay sau khi tiêm chủng, cần được theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút

Theo dõi tại nhà trong ít nhất 48 giờ

Sau khi rời khỏi cơ sở tiêm chủng, nên tiếp tục theo dõi các dấu hiệu tại nhà trong ít nhất 48 giờ:

  • Chăm sóc trẻ: Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế trẻ. Nếu vết tiêm bị sưng hoặc đỏ, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng.
  • Dinh dưỡng: Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ và trẻ trên 6 tháng tuổi uống đủ nước.
  • Hạ sốt khi cần thiết: Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, có thể dùng paracetamol theo liều lượng phù hợp với cân nặng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc các loại thuốc có chứa thành phần hạ sốt khác.

Khi nào cần đưa đến cơ sở y tế?

Đưa trẻ hoặc người tiêm chủng đến cơ sở y tế ngay nếu có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Khó thở, tím tái.
  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Co giật hoặc mệt lả, không đáp ứng khi gọi hỏi.
  • Quấy khóc liên tục trên 3 giờ, bú kém hoặc xuất hiện phát ban kèm các dấu hiệu bất thường kéo dài hơn một ngày.
Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Nên tiêm dịch vụ ở đâu? 5
Khi phát hiện trẻ phát ban cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức

Những điều trên giúp đảm bảo theo dõi sát sao và kịp thời xử lý các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng, tạo điều kiện an toàn cho người được tiêm.

Nên tiêm dịch vụ ở đâu?

Nếu bạn đang băn khoăn "Nên tiêm dịch vụ ở đâu?", Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu. 

Với cam kết mang đến các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới, Long Châu đảm bảo toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng và trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng. 

Tại đây, quý khách có thể tận hưởng dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo nhu cầu, từ tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, cho đến dịch vụ đặt giữ vắc xin trực tiếp hoặc trực tuyến, đáp ứng tối đa sự tiện lợi và an tâm trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao tiêm dịch vụ không sốt. Tiêm dịch vụ không sốt vẫn tạo miễn dịch tốt, đặc biệt dành cho trẻ nhỏ. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong hành trình chăm sóc sức khỏe của con em mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Những mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin