Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngũ vị trong Đông y bao gồm: cay, ngọt, chua, đắng và mặn. Vậy bạn đã có thông tin gì về những vị kể trên chưa? Nếu chưa hãy đọc ngay bài viết của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Ngũ vị trong Đông y được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên mặc dù phổ biến nhưng cũng có nhiều người không biết nó là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về ngũ vị là loại dược liệu gì và cách sử dụng như thế nào cho hợp lý.
Khi nhắc đến các bài thuốc Đông y thì không thể không nhắc tới ngũ vị. Ngũ vị gồm các vị cay (tân), ngọt (cam), chua (toan), đắng (khổ) và mặn (hàm). Ngũ vị là một trong những dược tính cơ bản của hầy hết các vị thuốc.
Vị cay có tác dụng phát tán hành khí, hành huyết và tư nhuận. Các thuốc giải biểu thường có vị cay và có khả năng phát tán biểu tà.
Theo một số nghiên cứu thì:
Vị ngọt lại có tác dụng bồi bổ, hoãn giải (phù chính) có quan hệ mật thiết với việc nâng cao chức năng hệ miễn dịch của cơ thể.
Một số vị thuốc có tính ngọt và công dụng tốt như:
Vị chua của ngũ vị trong Đông y có tác dụng thu sáp. Hầu hết các thuốc có vị chua đều có nhiều công dụng tốt.
Các vị thuốc như ngũ vị tử, sơn thù, ô mai, kim anh tử, ngũ bội tử, kha tử... đều có công năng thu sáp và chứa nhiều tanin. Công dụng của nó là bảo vệ niêm mạc, sáp tràng. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn.
Vị đắng có tác dụng tá hỏa, táo thấp. Đại bộ phận các thuốc khổ hàn đều có công năng thanh nhiệt. Mặt khác các thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt, chống u bướu.
Một trong những vị thuốc có tính đắng là hoàng bá, hoàng liên, khổ sâm, sơn đậu, tần bì,... có công dụng chủ yếu là kháng khuẩn.
Vị mặn có công dụng tả hạ, nhuận tràng. Ví như hải tạo, côn bố có công năng nhuyễn kiên tán kết dùng để trị u bướu. Ngoài ra thuốc có vị mặn còn nhuyễn kiên, thích hợp với điều trị các chứng táo bón, đờm đặc, tràng nhạc.
Ngũ vị là kết quả của khí hóa âm dương, là cay - ngọt - chua - đắng - mặn. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và công dụng điều trị thức ăn. Chính vì vậy ngũ vị hương là một trong những gia vị mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông. Đó là một sự hòa quyện khéo léo từ 5 loại gia vị hoàn hảo, đầy đủ 5 yêu tố trên. Sau đây là một số gia vị được nhắc đến:
Không chỉ 5 nguyên liệu trên để tạo ra ngũ vị hương mà bạn có thể kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác.
Hy vọng rằng những thông tìn mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp về ngũ vị trong Đông y đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngũ vị như thế nào. Đây không chỉ đơn thuần là sử dụng vị giác mà còn là căn cứ điều trị hiệu quả thông qua thực tiễn lâm sàng của từng vị thuốc.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.