Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xôi là một món ăn ngon, giàu dinh dưỡng nhưng cũng có thể gây khó tiêu và tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang mắc chứng đau dạ dày. Vì vậy, "đau dạ dày có nên ăn xôi không?" là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng đau dạ dày, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về đau dạ dày có nên ăn xôi không dưới đây.
Đau dạ dày là do tổn thương của niêm mạc dạ dày, thường do viêm loét. Đây là tình trạng gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói, làm việc quá sức hoặc căng thẳng. Ngoài ra, tình trạng tâm lý của người bệnh cũng có thể góp phần làm tăng cường cơn đau dạ dày.
Đau dạ dày là một bệnh lý gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, thường do viêm loét. Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp sau đây:
Câu hỏi “Liệu đau dạ dày có nên ăn xôi không?” sẽ được giải đáp bằng cách cùng tìm hiểu về sự ảnh hưởng ở người đau dạ dày khi ăn xôi.
Vì vậy, nếu người bị đau dạ dày muốn ăn xôi, họ nên hạn chế và chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tuần. Ngoài ra, người bệnh cần tránh kết hợp xôi với các món như trứng rán, giò, lạp xưởng để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là khi hoạt động của dạ dày không tốt. Bên cạnh đó, người mắc chứng đau dạ dày không cần phải loại bỏ hoàn toàn món nếp khỏi chế độ ăn uống. Món xôi nếp cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe và vẫn có thể tiêu hóa dễ dàng nếu được chế biến đúng cách. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến gạo nếp dưới đây.
Để chuẩn bị món nếp xôi nấu gừng tươi giúp cải thiện chứng đau dạ dày, bạn cần chuẩn bị 30g gạo nếp và 3g gừng tươi. Sau đó, thực hiện các bước theo hướng dẫn sau:
Món ăn này có thể ăn được khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, giúp giảm chứng buồn nôn và cải thiện đau dạ dày.
Trong lĩnh vực Y học hiện đại, táo tàu được biết đến như một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sức khỏe. Táo tàu chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, táo tàu còn chứa chất xơ và các chất chống viêm, giúp giảm táo bón, giảm lo lắng và căng thẳng, hỗ trợ huyết áp và ngừa ung thư.
Kết hợp giữa táo tàu và gạo nếp sẽ tạo ra món ăn bổ dưỡng, có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Cháo gạo nếp táo tàu là một trong những món ăn phổ biến được sử dụng để điều trị chứng đau dạ dày.
Để chuẩn bị cháo gạo nếp táo tàu chữa đau dạ dày, bạn sẽ cần hai nguyên liệu chính là gạo nếp và táo tàu với liều lượng bằng nhau. Cách thực hiện như sau:
Sau đó bạn chỉ cần nêm gia vị theo khẩu vị của mình, tuy nhiên bạn nên tránh sử dụng các gia vị cay nóng hoặc quá chua để tránh kích thích dạ dày.
Nên chia cháo thành hai phần và sử dụng vào buổi sáng và buổi tối để giúp cải thiện triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Táo tàu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Món ăn được giới thiệu là cháo nếp nấu mật ong, có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng đau bụng, đau dạ dày, giảm buồn nôn và có lợi cho gan mật.
Các nguyên liệu bao gồm 40g gạo nếp và 40g mật ong.
Cách thực hiện:
Món ăn này có thể dùng nhiều lần trong ngày để cải thiện triệu chứng đau bụng, đau dạ dày, giảm buồn nôn và hỗ trợ cho gan mật. Để kích thích tiêu hóa và phòng ngừa đau dạ dày, trước mỗi bữa ăn bạn nên sử dụng một muỗng cà phê hỗn hợp gạo nếp và mật ong nguyên chất.
Tóm lại đau dạ dày có nên ăn xôi không, người đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi để giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng gây ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên bạn không cần loại bỏ hẳn nếp trong các món ăn của mình, hãy áp dụng cách chế biến một số món ăn từ gạo nếp ở trên để gia tăng khẩu vị đồng thời giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày nhé!
Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn đu đủ hay không?
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...