Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đôi mắt được xem là bộ phận rất nhạy cảm trên có thể. Hiện nay, việc sử dụng lens đã không còn quá xa lạ với giới trẻ. Tuy nhiên, một số người đeo lens thường bị cay mắt. Hãy cùng làm rõ thông tin này qua bài viết sau nhé!
Kính áp tròng hay lens hiện nay rất được các cô nàng ưa chuộng, đặc biệt đối với những bạn có tật cận thị. Lens không những tháo bỏ được lớp kính gọng nặng nề mà còn là một trong những phụ kiện tuyệt vời giúp các nàng trở nên tự tin hơn, thần thái hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng lens không đúng cách và không tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa, rất dễ dẫn đến tình trạng không mong muốn xảy ra.
Đối với những bạn lần đầu sử dụng, có rất nhiều phản ứng xảy ra như: Cộm mắt, bị chảy nước mắt, mỏi mắt, đỏ mắt, khô mắt và đặc biệt rất nhiều trường hợp bị cay mắt.
Cay mắt khi đeo lens là trường hợp rất thường gặp ở những bạn lần đầu sử dụng. Khi không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa, việc lạm dụng, đeo lens liên tục trong thời gian dài sẽ làm hạn chế sự trao đổi oxy trên bề mặt mắt, khiến cho mắt bị khô nhanh chóng. Khi mắt thiếu độ ẩm, thiếu nước mắt do khô mắt sẽ dẫn đến tình trạng cay mắt.
Hiện tượng cay mắt còn có thể xảy ra khi bạn bị tổn thương giác mạc. Khi thao tác mang hoặc tháo kính, rất có thể bạn đã vô tình tác động mạnh vào giác mạc của mắt làm cho giác mạc bị xước hoặc bị tình trạng rách giác mạc.
Không những thế, khi đeo lens bị cay mắt, rất có thể khi đi ra đường bạn đọc không sử dụng kính nhằm che chắn gió và bụi, cát có thể bay vào mắt. Bên cạnh đó, đối với những bạn có trang điểm, những hạt phấn li ti rất có thể sẽ bám trên bề mặt lens gây cay mắt.
Hiện tượng cay mắt đem lại cho bạn đọc không ít những khó chịu và gây cản trở quá trình làm việc và học tập. Để khắc phục tình trạng cay mắt, bạn đọc có thể áp dụng những cách dưới đây:
Nếu lạm dụng việc đeo lens, sử dụng trong một thời gian quá lâu, lens sẽ cản trở mắt tiếp xúc với không khí từ đó khiến giác mạc bị thiếu oxy và bị cay mắt. Do đó, chỉ nên sử dụng lens từ 6 đến 8 tiếng một ngày và tuyệt đối không đeo lens khi đi ngủ, khi đi bơi hoặc tắm biển. Tuân thủ những điều trên sẽ giúp mắt thư giãn hơn và giữ cho lens ở trạng thái tốt nhất.
Có rất nhiều trường hợp bị trầy xước giác mạc xảy ra do móng tay của các bạn nữ. Kết hợp với việc móng tay khá sắc hoặc quá dài, cũng là nơi sinh sôi nhiều vi khuẩn gây hại cho mắt. Khi bị trầy xước giác mạc, lúc đó vi khuẩn có cơ hợi tấn công niêm mạc mắt và gây bệnh, dẫn đến bị cay mắt.
Việc đeo lens với dụng cụ chuyên dụng là điều rất cần thiết để bảo vệ cho chính đôi mắt của chính mình. Thêm vào đó, bạn đừng quên thường xuyên làm sạch dụng cụ, khay đựng lens, dung dịch ngâm lens và thay lens theo đúng hướng dẫn nhé!
Không những thế, người dùng nên thường xuyên kiểm tra kính áp tròng của mình xem có bị rách hay bị trầy xước hay không. Nếu phát hiện lens của mình bị rách hay xước, hãy nhanh chóng thay mới ngay. Bởi kính áp tròng bị rách còn là nguyên nhân gây tổn thương cho giác mạc của bạn, dễ dàng bị tác nhân gây hại như bụi tấn công, xâm lấn vào mắt theo đường rách, từ đó cũng dẫn đến tình trạng đeo lens bị cay mắt.
Đối với những bạn có thói quen trang điểm, hãy thật thận trọng và đừng để những bụi phấn nhỏ li ti bám lên lens sẽ khiến cho việc vệ sinh gặp khó khăn và hư hỏng lens. Khi bạn đeo lens cảm thấy cộm, xốn… hãy ngưng sử dụng lens ngay lập tức. Bên cạnh đó, khi bạn đi ra đường nhất thiết cần sử dụng kính che chắn gió, bụi. Vì ngoài đường là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh và bụi. Khi bị bụi đường, cát bay vào mắt sẽ làm bạn khó chịu và thậm chí có thể bị trầy xước lens.
Mắt là bộ phận vô cùng nhạy cảm, khi lựa chọn việc sử dụng lens bạn đọc nên nắm rõ những lưu ý sau đây để chúng ta có sự trải nghiệm tuyệt vời hơn từ việc đeo lens:
Trên đây là những thông tin về vấn đề “Tại sao đeo lens bị cay mắt” hi vọng đã làm hài lòng bạn đọc. Trong trường hợp người dùng bị cay mắt khi đeo lens nhưng không có những lí do trên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện mắt uy tín thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.