Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình mang thai, việc quản lý tiểu đường là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tiểu đường thai kỳ trở thành một điểm quan tâm đặc biệt. Nhưng liệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Nếu bạn đang có những thắc mắc xung quanh câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về bệnh lý đái tháo đường thai kỳ và các tài liệu liên quan để hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc của mình.
Tiểu đường thai kỳ hay bệnh lý đái đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ (thời kỳ mang thai). Tương tự như các loại bệnh đái tháo đường khác, bệnh lý đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách tế bào sử dụng đường (glucose) trong cơ thể. Khi người mẹ mắc phải bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao và gây ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé.
Trong lần khám thai đầu tiên vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, bác sĩ thường sẽ đặt một số câu hỏi để xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Nếu người mẹ có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được đề nghị xét nghiệm sàng lọc.
Xét nghiệm sàng lọc được sử dụng là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT). Xét nghiệm này liên quan đến việc xét nghiệm máu vào buổi sáng, khi chưa ăn hoặc uống trong khoảng 8 đến 10 giờ. Sau đó, sản phụ sẽ được cho uống nước đường và sau khi nghỉ ngơi trong 2 giờ, một mẫu máu khác sẽ được lấy để xác định tình trạng xử lý glucose của cơ thể.
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) được thực hiện khi phụ nữ mang thai từ 24 đến 28 tuần. Nếu sản phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trước đó, người này sẽ được thực hiện OGTT sớm hơn trong thai kỳ, sau đó, thực hiện lại OGTT sau 24 đến 28 tuần nếu xét nghiệm đầu tiên bình thường.
Hậu quả ngắn hạn: Các biến chứng khi mang thai phổ biến hơn ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:
Hậu quả lâu dài: Rủi ro liên quan đến đái tháo đường thai kỳ kéo dài ngoài thời kỳ mang thai và sơ sinh:
Từ các thông tin và các bằng chứng về ảnh hưởng của bệnh lý đái tháo đường thai kỳ lên sức khỏe của sản phụ và trẻ thì câu trả lời cho thắc mắc “Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?” là có nếu nồng độ đường trong máu không được kiểm soát tốt. Do đó, nếu bạn đang gặp phải bệnh lý đái tháo đường thai kỳ trong 3 tháng cuối, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn các biện pháp kiểm soát bệnh lý này.
Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?”. Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối có thể mang lại những rủi ro và nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi nếu không được quản lý và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, với sự theo dõi kỹ lưỡng từ bác sĩ cùng việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, nguy cơ này có thể được giảm thiểu. Điều quan trọng là không nên xem nhẹ vấn đề này và cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ khi cần thiết. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối và cách quản lý an toàn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.