Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Top 12 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới và biện pháp phòng tránh bị nhện cắn

Ngày 19/10/2024
Kích thước chữ

Nhện là một trong những loài vật gây ra sự sợ hãi của con người và nhiều loài vật khác. Nhện bao gồm cả loài có độc và loài không có độc. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc top 12 loài nhện độc nhất và đáng sợ nhất trên thế giới.

Nhện là một loài động vật có hình dáng bên ngoài nhiều lông, nhiều chân và thậm chí có loài chứa nọc độc gây chết người. Do đó, nhện độc là một nỗi khiếp sợ của con người cũng như nhiều loài vật khác. Trên thế giới có rất nhiều loài nhện khác nhau, bao gồm cả có độc và không có độc. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu với bạn đọc 12 loài nhện độc nguy hiểm nên tránh xa.

Top 12 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới

Nhện là một loài động vật săn mồi và không có xương sống thuộc lớp hình nhện. Cơ thể nhện chỉ có 2 phần, miệng không hàm nhai, không cánh, tám chân. Loài động vật này cùng lớp Arachnid với ve bét hay bọ cạp… Trên thế giới có rất nhiều loài nhện khác nhau, một số thì không có độc còn số còn lại thì cực độc. Dưới đây là top 12 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới mà bạn nên biết, bao gồm:

Nhện túi vàng

Nó đến loài nhện độc thì không thể không kể đến nhện túi vàng. Loài nhện này có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu và kháng được hầu hết các loại thuốc kháng sinh. Thậm chí, một vết cắn của nhện túi vàng có thể khiến vết thương bị hoại tử.

Nhện túi vàng có thể được tìm thấy trên khắp đất nước Mỹ. Chúng thường sinh sống và ẩn nấp trong bụi cỏ hoặc lá cây. Tuy nhiên, loài nhện này thường hiếm khi lại gần con người để tấn công.

Top 10 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới và biện pháp phòng tránh bị nhện cắn 1
Nhện túi vàng là một trong những loài nhện độc nhất thế giới

Nhện đen lớn Tarantula

Nhện đen lớn Tarantula có đính tua có tên khoa học là Lycosa tarantula, thường sinh sống ở Nam Âu và các vùng rừng nhiệt đới.

Đây là một trong những loài nhện độc rất nguy hiểm trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay thì chúng ta có rất ít thông tin về loại độc mà nhện Tarantula mang.

Nhện chim Trung Quốc

Đây là một loại nhện đen có kích thước lớn với sải chân có thể dài lên đến 20cm. Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về loài nhện độc này.

Nhện chim Trung Quốc khá hiếu chiến và có thể hạ gục một loại động vật có vú chỉ với 1 lượng chất độc trong cơ thể chúng.

Nhện chuột

Nơi sinh sống chủ yếu của nhện chuột là ở Australia (Úc). Đây là một trong những loài nhện độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Bởi khi cắn người, loài nhện này không phóng kèm nọc độc nhưng có thể gây tử vong cho người bị cắn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Nhện nâu

Nhện nâu ẩn dật và anh em của loài nhện này là những loài nhện rất độc. Số lượng nạn nhân của nhện nâu không nhiều do loài nhện này thường sống ẩn mình.

Nhện nâu khi cắn sẽ gây ra hiện tượng hoại tử tại vết cắn với đường kính có thể lên đến 25cm. Mặt khác, nọc độc của loài nhện này có thể khiến cho thận ngừng hoạt động và dẫn đến tử vong.

Nhện lưng đỏ

Nhện lưng đỏ sinh sống chỉ yếu ở Australia và phần lớn gây ra các vụ nhện cắn ở những vùng xa xôi, hẻo lánh ở Úc.

Nọc độc của nhện lưng đỏ có chứa một chất độc thần kinh gây đau đầu, nôn mửa, tức ngực, đổ mồ hôi và khó chịu trong 24 giờ. Ngoài ra, loài nhện này còn gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng khác như suy hô hấp, động kinh, thậm chí là tử vong.

Trước khi tìm ra được thuốc giải độc, nhện lưng đỏ đã gây tử vong cho 14 người.

Top 10 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới và biện pháp phòng tránh bị nhện cắn 2
Nọc độc của nhện lưng đỏ có thể gây tử vong cho đối tượng bị cắn

Nhện góa phụ đen

Loài nhện góa phụ đen không chỉ có nọc độc mà còn có tập tính là ăn thịt bạn tình. Nọc độc của loài nhện này mạnh gấp 15 lần nọc độc của loài rắn đuôi chuông. Vết cắn của nhện góa phụ đen có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ, thậm chí là tê liệt. Theo thống kê, có khoảng 5% số nạn nhân bị nhện góa phụ cắn đã tử vong trước khi tìm ra được thuốc giải độc.

Nhện lưới phễu Sydney

Nhện lưới phễu Sydney có tên khoa học là Atrax Robustus và được xem là một trong những loài nhện độc nhất trên thế giới. Loài nhện này có những chiếc răng nanh rất lớn và có phóng kèm theo nọc độc vào đối tượng bị cắn. Nọc độc của nhện lưới phễu Sydney có thể giết chết hầu hết các loại động vật linh trưởng, bao gồm cả con người.

Nhện cát 6 mắt

Đây là một loài nhện sống ẩn cư, có tên khoa học là Sicarius hahni. Loài nhện này ít có tiếp xúc với con người và được xem là một loại khá “thuần”.

Nọc độc của nhện cát 6 mắt có thể giải phóng hemoglobin vào các chất lỏng xung quanh, làm phá vỡ hồng cầu, hoại tử, vỡ mạch máu và phá huỷ mô. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân bị nhện cát 6 mắt sẽ chịu đau đớn khủng khiếp cho đến chết.

Nhện lang thang Brazil

Loài nhện này được vinh danh trong Kỷ lục Guinness thế giới là loài nhện độc nhất thế giới. Nhện lang thang Brazil rất hiếu chiến, sẽ tấn công và cắn bất cứ khi nào có thể.

Nọc độc của nhện lang thang Brazil có chứa chất độc mạnh tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây vấn đề bất thường cho cơ quan hô hấp dẫn đến ngạt thở và tử vong. Ngoài ra, nọc độc của loài nhện này có thể khiến cho nam giới bị bất lực.

Nhện sói

Nhện sói sinh sống chủ yếu trong các môi trường trên cạn như rừng núi, sa mạc, đồng bằng, cao nguyên… Đây cũng là một loài nhện độc gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nhện sói chỉ tấn công con người khi cảm nhận được dấu hiệu nguy hiểm và cần phải phòng thủ.

Nhện nữ thần giả cao quý

Loài nhện này nhìn thì quyền quý cao sang nhưng lại chẳng có chút lòng nhân đạo nào. Nó được xem là một trong những loài nhện độc đáng sợ nhất trên Trái đất được tìm thấy ở nước Anh.

Vết cắn của loài nhện độc này sẽ gây sưng, đau và buồn nôn cho người bị cắn. Trong trường hợp vết cắn bị viêm nhiễm có thể dẫn đến hoại tử.

Cần làm gì khi bị nhện cắn?

Dưới đây là cách xử lí chung đối với tất cả các vết cắn của nhện, bao gồm cả nhện độc. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng xà phòng và nước để làm sạch khu vực bị nhện cắn, sau đó bôi một ít kem kháng sinh.
  • Tiếp theo, sử dụng một miếng vải sạch được làm ướt bằng nước lạnh hoặc miếng vải sạch bọc đá để chườm lên vết nhện cắn.
  • Trong trường hợp bị nhện cắn vào tay hoặc chân thì hãy nâng nó lên cao.
  • Có thể sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và dùng thuốc kháng histamin không cần kê đơn để giảm sưng nề.

Bạn cần theo dõi vết thương bị nhện cắn và tình trạng sức khỏe để sớm phát hiện ra những bất thường. Nếu vết cắn bị đau dữ dội, đau bụng dữ dội, nôn nao, khó thởchuột rút, vết cắn bị lở loét, đau mắt đỏ… thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Top 10 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới và biện pháp phòng tránh bị nhện cắn 3
Hãy đến gặp bác sĩ nếu vết nhện cắn có xu hướng nghiêm trọng hơn

Biện pháp phòng ngừa bị nhện cắn

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng bị nhện cắn, cụ thể như sau:

  • Hãy mặc áo dài tay, ống quần nhét vào trong tất, đội mũ và mang giày khi đi quanh đống đồ gỗ, gác xép, nhà kho và những khu vực khác.
  • Tránh đi đến những khu rừng núi rậm rạp, bụi rậm…
  • Không kê giường tiếp xúc trực tiếp vào tường, không để đồ đạc dưới gầm giường.
  • Người dân sinh sống ở gần rừng núi thì cần chú ý đến giày dép và quần áo trước khi mặc lên người.
  • Phát quang bụi rậm, bụi cỏ dại và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi sinh sống.
  • Cần tránh xa hang nhện và cần di chuyển tổ nhện đi nơi khác.
Top 10 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới và biện pháp phòng tránh bị nhện cắn 4
Phát quang bụi rậm là một biện pháp giúp phòng ngừa bị nhện cắn

Trên đây là những thông tin về top 12 loài nhện độc nguy hiểm nhất thế giới. Vết cắn của nhện độc có thể gây viêm nhiễm, hoại tử, thậm chí là dẫn đến tử vong. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa bị nhện cắn để bảo vệ sức khoẻ của bạn thân và những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin