Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vấn đề uống thuốc bị tích nước ở mặt là một biến chứng khiến nhiều người bối rối và không biết cách giải quyết. Vậy uống thuốc bị tích nước ở mặt phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách giải quyết trong bài viết sau nhé.
Thuốc tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng cũng mang lại những tác dụng phụ cho sức khỏe. Một trong những tác dụng phụ thường gặp là tích nước ở mặt, gây sưng to và ửng đỏ trên khuôn mặt người bệnh.
Một số loại thuốc có thể gây tình trạng giữ nước trong cơ thể, và người bệnh không nên xem nhẹ dấu hiệu này. Nếu kéo dài, tình trạng giữ nước có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như suy tim hoặc suy thận. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể đang tích nước:
Tăng cân nhanh chóng: Khi cơ thể tăng cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc giữ nước. Sự gia tăng trọng lượng không đến từ mỡ thừa mà từ lượng nước dư thừa tích tụ trong cơ thể.
Thay đổi màu da: Giữ nước có thể làm thay đổi lưu lượng máu, dẫn đến các vùng da đỏ hoặc có những đốm nhợt nhạt. Khi ấn nhẹ vào da, vết lõm sẽ xuất hiện và lâu phục hồi hơn bình thường.
Sưng khớp và căng cơ: Sự tích tụ nước có thể làm tăng áp lực lên các khớp và cơ, khiến tay, chân trở nên sưng và căng cứng. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại, cử động hoặc thấy đau, yếu cơ ở những vùng bị ảnh hưởng.
Tim đập nhanh: Tình trạng giữ nước gây ra áp lực lên tim, làm tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Khi chân tay sưng phù do giữ nước, áp lực ngoại vi tăng lên, khiến tim đập nhanh hơn. Nếu không được kiểm soát, điều này có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng cho tim và mạch máu.
Khó thở: Giữ nước không chỉ ảnh hưởng đến cơ bắp và khớp mà còn có thể làm sưng các mô trong phổi, dẫn đến tình trạng khó thở. Việc tích tụ chất lỏng trong phổi có thể gây ra các triệu chứng như ho, khò khè hoặc khàn giọng.
Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ tích nước ở mặt bao gồm:
Khi thuốc gây tích nước ở mặt, tay, chân… người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau để điều trị hiệu quả:
Natri (Na+) là chất dự trữ nước trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên giảm lượng natri nạp vào cơ thể khi đang bị tích nước ở mặt. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để giảm triệu chứng tích nước. Phương pháp để giảm lượng Na+ đưa vào cơ thể là người bệnh nên ăn thức ăn nhẹ, ăn ít muối, hạn chế thực phẩm công nghiệp…, và nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt...
Khi lượng kali vào cơ thể tăng lên thì nồng độ natri sẽ giảm. Từ đó tình trạng tích nước trong cơ thể do uống thuốc sẽ được giải quyết. Cách để tăng hàm lượng kali trong cơ thể là người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua…
Bia, rượu, cà phê, trà, nước ngọt có ga…, đều chứa lượng lớn caffeine. Những đồ uống này không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt ở những bệnh nhân đang dùng thuốc gây tích nước. Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày. Đây cũng là một cách để tránh đồ uống có chứa caffeine.
Uống đủ nước khi cơ thể bị tích nước có phải là một lựa chọn tốt? Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng đó là lời khuyên đúng đắn. Uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan trong cơ thể.
Khi bạn uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ cân bằng được lượng Na+. Nếu bạn không uống đủ nước, cơ quan bài tiết của bạn có thể phản ứng, gây giữ nước để đảm bảo các chức năng. Hậu quả chính là tình trạng tích nước trở nên trầm trọng hơn.
Mỗi người nên uống 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, phân bổ đều trong ngày. Bệnh nhân nên tránh uống quá 0,8 đến 1 lít nước/giờ.
Canxi không chỉ giúp tăng cường cơ xương mà còn giúp loại bỏ lượng nước tích tụ trong cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào thực đơn dinh dưỡng gồm: Rau xanh, đậu phụ, cá mòi, bơ, xương sụn, phô mai, sữa...
Khi dùng thuốc gây tích nước, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục 15 đến 30 phút mỗi ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích mà người bệnh có thể tham gia các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe, chạy bộ… Thời điểm tập thể dục tốt nhất là vào buổi sáng.
Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, làm tăng khả năng tích nước trong cơ thể. Vì vậy, để khắc phục các triệu chứng như phù nề, sưng khớp và đau nhức do ứ nước, người bệnh nên học cách thả lỏng cơ thể. Các bài tập thở, yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng ứ nước và giảm nhanh tình trạng phù nề.
Xông hơi là một trong những phương pháp giúp đào thải lượng nước dư thừa tích tụ trong cơ thể. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard ở Mỹ, cơ thể sẽ đổ mồ hôi ngay sau khi xông hơi. Đổ mồ hôi là cơ chế hữu hiệu giúp cơ thể điều hòa và đào thải lượng nước dư thừa. Mỗi người sẽ tiết ra khoảng 0,5 lít mồ hôi mỗi lần xông hơi.
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến dây thần kinh giao cảm của thận, đây là nhóm dây thần kinh kiểm soát cân bằng nước trong cơ thể.
Nếu thức dậy với cảm giác mệt mỏi hoặc uể oải, bạn nên ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng, là một trong những nguyên nhân gây tích nước.
Thuốc lợi tiểu làm giảm huyết áp và giúp cơ thể loại bỏ lượng muối và nước dư thừa. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự điều trị mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà triệu chứng tích nước ở mặt sau khi dùng thuốc vẫn không thuyên giảm thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên dừng thuốc hay chuyển sang dùng thuốc khác hay không. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Uống thuốc bị tích nước ở mặt là một trong những tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc. Đồng thời, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp được giới thiệu ở trên để hạn chế tình trạng ứ nước và giảm phù nề hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.