Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao bị bong gân bàn chân và khi nào thì cần đến bệnh viện?

Ngày 05/03/2022
Kích thước chữ

Vì sao bị bong gân bàn chân và khi nào thì cần đến bệnh viện là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi bong gân là một dạng chấn thương vô cùng phổ biến, mà gần như ai cũng ít nhất 1 đến 2 lần trong đời gặp phải.

Bong gân bàn chân khiến bạn đau nhức khó chịu do đó việc phòng ngừa là rất cần thiết. Để làm được điều đó, trước tiên bạn cần xác định được vì sao bị bong gân bàn chân, tình trạng này nên được sơ cứu như thế nào và khi nào thì cần đến bệnh viện thay vì tự điều trị tại nhà. Những thông tin hữu ích này sẽ được nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết dưới đây:

Vì sao bị bong gân bàn chân?

Bong gân bàn chân xảy ra khi các dây chằng – bộ phận kết nối các khớp xương ở bàn chân, bị giãn hoặc rách hoàn toàn. Các triệu chứng thường gặp của bong gân bàn chân là cảm giác đau đớn khó chịu ở mu bàn chân, kết hợp với dấu hiệu sưng đỏ và bầm tím. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bong gân bàn chân?

Theo các chuyên gia xương khớp, bàn chân là bộ phận linh hoạt, gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên nguy cơ bị chấn thương là rất lớn. Hầu hết các trường hợp bị bong gân bàn chân đều bắt nguồn ở những người thường xuyên chơi thể thao, những người phải mang vác vật nặng, làm việc quá sức hoặc làm việc sai tư thế.

Vì sao bị bong gân bàn chân và khi nào thì cần đến bệnh viện? Bong gân bàn chân thường gặp ở những người chơi thể thao

Ngoài ra, một số lý do có thể khiến bạn bị bong gân bàn chân có thể kể đến như:

  • Những người tham gia các môn thể thao đối kháng, chạy nhảy nhiều như: bóng đá, bóng rổ…
  • Các môn thể thao sức bền, kéo dài như: chạy bộ, đạp xe,…
  • Người thừa cân, béo phì cũng là đối tượng dễ bị bong gân bàn chân.
  • Người làm việc nặng, đứng lâu ở một tư thế.
  • Môi trường làm việc không thuận lợi, dễ trơn trượt, té ngã.
  • Tai nạn trong quá trình sinh hoạt.
  • Không khởi động trước khi chơi thể thao.
  • Sử dụng trang phục, giày dép không đúng kích cỡ.

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây bong gân bàn chân là do đâu. Bạn cần chọn giày dép và trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh, cẩn thận khi lên xuống cầu thang, khởi động làm nóng người trước khi chơi thể thao, thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày để tăng độ dẻo dai cho cơ thể, hạn chế tối đa việc vận động mạnh, làm việc quá sức,…

Bong gân bàn chân khi nào thì cần đến bệnh viện?

Thông thường, các trường hợp bong gân bàn chân có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, với một số trường hợp nặng thì cần đến bệnh viện để được thăm khám, làm các xét nghiệm chụp chiếu từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp. Vậy bong gân bàn chân khi nào thì cần đến viện?

Vì sao bị bong gân bàn chân và khi nào thì cần đến bệnh viện? 1 Cố định chân giúp bong gân bàn chân nhanh lành

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà xác định bạn có cần đến viện hay không. Bong gân bàn chân được chia thành 3 mức độ. Cụ thể:

Mức độ 1: Mức độ nhẹ

Người bệnh có cảm giác đau nhức nhẹ do các dây chằng bị giãn đột ngột. Mu bàn chân bị sưng đỏ, người bệnh vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng được. Trường hợp này, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm đá lạnh kết hợp với các bài tập tốt cho xương khớp. Kiên trì sau khoảng 2 – 3 tuần, tình trạng bong gân bàn chân của bạn sẽ khỏi.

Mức độ 2: Mức độ trung bình

Một số dây chằng bên trong bàn chân bị đứt với biểu hiện bên ngoài là mu bàn chân sưng to, thâm tím khiến bạn đau đớn khi đi lại. Lúc này, bạn cần sơ cứu ngay bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế tối đa việc di chuyển, có thể dùng nẹp để cố định bàn chân, tránh tình trạng khiến chấn thương càng thêm nặng, việc điều trị thêm khó khăn, tốn kém. Khi bị bong gân mức độ này bạn cần nhanh chóng đến viện để được các bác sĩ thăm khám ngay.

Vì sao bị bong gân bàn chân và khi nào thì cần đến bệnh viện? 2 Bong gân mức độ nặng cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa

Mức độ 3 : Mức độ nghiêm trọng

Toàn bộ dây chằng bị đứt gãy, phần mu bàn chân thậm chí là toàn bộ vùng chân đau nhức, thâm tím khiến việc đứng lên ngồi xuống vô cùng khó khăn. Bạn cần đến viện ngay để được điều trị, lưu ý di chuyển nhẹ nhàng và tốt hơn hết hãy di chuyển đến viện bằng xe lăn để hạn chế tối đa việc tạo áp lực lên chấn thương bàn chân. Với các trường hợp nặng, bạn có thể phải phẫu thuật và kéo dài thời gian điều trị lên tới 4 tháng.

Việc xác định vì sao bị bong gân bàn chân là cần thiết để bạn rút kinh nghiệm, phòng ngừa ở những lần sau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ nguyên tắc khi sơ cứu bong gân bàn chân, bởi nếu sơ cứu sai cách sẽ khiến tình trạng chấn thương thêm nghiêm trọng và khó điều trị.

Vì sao bị bong gân bàn chân và khi nào cần đến viện chắc hẳn bạn đã biết rồi chứ? Tốt hơn hết, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu, kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, khẩu phần ăn uống, luyện tập thể dục thể thao cùng với một tinh thần lạc quan thì chắc chắn bạn sẽ có được một sức khỏe tốt nhất, tránh khỏi mọi căn bệnh.

Lại Thảo

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin