Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loại hình nghệ thuật xăm được nhiều người yêu thích vì tính thẩm mỹ và những giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, không ít người lo lắng xăm có đau không. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này nhé!
Sở hữu hình xăm đã trở thành một điều tương đối dễ dàng trong xã hội ngày càng cởi mở như hiện nay. Mặt khác, tiềm ẩn những mối lo đáng quan ngại như kinh phí hoặc nỗi sợ cảm giác đau.
Trước khi tìm hiểu xăm có đau không, cần có cái nhìn khái quát về loại hình nghệ thuật này. Xăm sử dụng kim làm công cụ để đâm vào da và tiêm xuống lớp dạ bì của da lượng màu mực. Do vậy, hình xăm thường sẽ tồn tại vĩnh viễn. Một khi đã xăm, việc xóa đi là rất khó khăn. Điều này không chỉ gây tốn kém mà còn rất khó lòng tẩy đi toàn bộ hình xăm.
Xăm có thể thực hiện được gần như trên toàn bộ vị trí cơ thể. Tuy nhiên, các vị trí xăm phổ biến nhất có thể kể đến như:
Nhiều bạn không khỏi thắc mắc xăm có đau không. Câu trả lời chắc chắn là có. Thực chất rằng lớp da sẽ bị kim đâm trong nhiều lần. Vì vậy, xuyên suốt quá trình sẽ tạo cho bạn cảm giác đau châm chích. Mức độ đau cùng tính chất cơn đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như như tay nghề thợ, cơ địa, làn da, cảm nhận,... của người tiếp nhận xăm.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn xăm có đau không và đau như thế nào thì theo mô tả của nhiều người đây là cảm giác nóng rát, ngứa ran và trầy do gãi. Trong khi một số có cảm nhận đau nhói thì số khác lại đau một cách âm ỉ.
Sau quá trình xăm, vùng da sưng và bị tổn thương. Đây là điều hoàn toàn hiển nhiên, được lý giải vì cơ thể tự phát sinh phản ứng bảo vệ, giúp thúc đẩy quá trình làm lành. Tình trạng sưng tấy da có thể kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu, đau nhức và kéo dài khoảng 1 tuần.
Xăm có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác, cơ địa hay còn gọi là ngưỡng chịu đau của mỗi người. Nhiều người có thể cảm thấy đau nhói một cách nghiêm trọng. Trong khi đó những người khác lại cảm thấy cơn đau âm ỉ và vẫn trong giới hạn khả năng chịu đựng.
Theo kinh nghiệm, nhiều người cho biết vị trí xăm sẽ quyết định rất lớn đến mức độ cơn đau của bạn. Mặt khác, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho thấy vị trí xăm nào sẽ đau và ít đau hơn. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nhiều người chia sẻ rằng vùng da mỏng, sát xương, ít mỡ và nhiều dây thần kinh có thể gây đơn đớn hơn khi tác động.
Ngược lại, những vị trí vùng da nhiều mỡ, cơ và không có nhiều dây thần kinh thường ít đơn hơn. Các vị trí bao gồm bắp tay ngoài, bắp đùi ngoài, cơ bắp chân hay lưng,...
Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng phụ nữ có phần nhạy cảm với cơn đau hơn là nam giới. Có thể giải thích điều này thông qua sự riêng biệt về thể chất cũng như sinh lý giữa hai phái. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra phái nào sẽ chịu cơn đau nhiều hơn.
Bạn có thể ứng dụng một số mẹo nhỏ để có thể giảm thiểu cơn đau trong quá trình thực hiện xăm. Bao gồm:
Tùy vào hình xăm lớn nhỏ, vùng da xăm sẽ mất khoảng từ 1 - 2 tuần để hồi phục. Nhằm đảo bảo làn da thương tổn có thể lành lại một cách an toàn, bạn nên áp dụng các phương thức chăm sóc da sau đây:
Xóa hình xăm có thể gây ra cảm giác đau đớn, bầm tím, sưng đỏ và đóng vảy. Hơn hết, việc xóa hình xăm không phải lúc nào cũng có thể thành công theo mong đợi. Bạn có thể tiêu tốn một khoảng thời gian để da có thể hồi phục trở lại sau khi tiến hành xóa xăm. Các tác dụng phụ từ đó cũng biến mất trong vòng 1 tuần. Xóa xăm có khả năng để lại sẹo và sự mất thẩm mỹ. Quá trình có thể tạo ra sự khác biệt giữa màu da ở các vùng.
Được biết, điều trị laser là một phương án tốt để xóa hình xăm. Mặc dù bạn sẽ được bôi thuốc tê lên da nhưng vẫn có thể để lại cảm giác đau. Không chỉ vậy, phương pháp sử dụng tia laser xóa hình xăm có đạt được hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào tình trạng da, mức độ phức tạp, loại mực và màu mực sử dụng trên hình xăm.
Một số cách xóa hình xăm khác có thể gây đau đớn hơn như phẫu thuật cắt bỏ, lột bằng hóa chất hay mài mòn da.
Bạn nên hiểu rõ xăm có đau không để có thể cân nhắc đưa ra quyết định thực hiện một cách đúng đắn. Điều này giúp bạn tránh khỏi những vấn đề tâm lý có thể mắc phải sau khi xăm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.