Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Zona thần kinh có lây không? Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn cần biết

Đăng Khôi

09/03/2025
Kích thước chữ

Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Nhiều người lo lắng về khả năng lây nhiễm của bệnh, đặc biệt khi tiếp xúc với người mắc zona. Vậy zona thần kinh có lây không? Nếu có, con đường lây truyền ra sao và cách phòng tránh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi nhắc đến bệnh zona thần kinh, nhiều người thường lo lắng rằng bệnh zona thần kinh có lây không. Hãy cùng giải đáp những lo lắng này, để hiểu rõ hơn về bệnh zona thần kinh và cách phòng ngừa hiệu quả.

Zona thần kinh có lây không?

Mặc dù zona thần kinh là bệnh do virus gây ra, nhưng bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Điều này có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh zona từ người đang bị zona. Tuy nhiên, virus Varicella-zoster vẫn có khả năng lây lan trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể, nếu một người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước của bệnh nhân zona, họ có thể bị nhiễm virus Varicella-zoster.

Nhưng thay vì mắc zona ngay lập tức, người này sẽ phát triển thành bệnh thủy đậu trước. Sau đó, virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái hoạt động sau nhiều năm, gây ra bệnh zona thần kinh.

Vậy zona thần kinh có lây không? Zona thần kinh không lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác, nhưng virus Varicella-zoster có thể truyền sang người chưa từng mắc thủy đậu, khiến họ bị thủy đậu trước khi có nguy cơ mắc zona về sau.

Bệnh zona có lây không? Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả 2
Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra

Zona thần kinh lây qua đường nào?

Bên cạnh câu hỏi zona thần kinh có lây không, mọi người cũng thắc mắc về đường lây truyền của bệnh. Dù zona không lây trực tiếp, nhưng virus Varicella-zoster có thể lây qua một số con đường nhất định, đặc biệt là khi bọng nước thủy đậu vỡ ra. Điều này đặc biệt quan trọng với những ai chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng.

Các giai đoạn lây truyền virus Varicella-zoster dẫn đến bệnh zona thần kinh có thể bắt đầu từ việc tiếp xúc trực tiếp với dịch bọng nước của người bệnh zona (trong dịch có chứa virus Varicella-zoster), sau đó virus xâm nhập vào cơ thể và có thể khởi phát bệnh thủy đậu trước. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể kích hoạt bệnh zona thần kinh sau nhiều năm.

Cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Như vậy, sau khi đã hiểu rõ zona thần kinh có lây không và đường lây truyền của bệnh. Việc tìm hiểu về biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Theo thống kê từ Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2022, có tới 62% bệnh nhân đến khám do zona thần kinh gặp biến chứng đau sau zona. Đặc biệt, hơn 70% trong số này là người trên 50 tuổi, với thời gian điều trị nội trú trung bình kéo dài khoảng 6,6 ngày. Những số liệu này phản ánh rõ nguy cơ mắc bệnh cao hơn cũng như khả năng xuất hiện biến chứng nặng nề ở nhóm người cao tuổi so với người trẻ. Zona thần kinh có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm stress mạn tính, sự hiện diện của các bệnh lý nền như đái tháo đường, ung thư, bệnh lý tự miễn, cũng như việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc xạ trị. Do đó, chiến lược phòng ngừa, đặc biệt là tiêm chủng vắc xin, đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bệnh zona có lây không? Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả 3
Tránh tiếp xúc dịch tiết từ với bọng nước vỡ của bệnh thủy đậu 

Cụ thể, bệnh zona thường xuất hiện ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, các yếu tố như stress kéo dài, bệnh lý nền như đái tháo đường, ung thư, bệnh tự miễn, và việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc xạ trị cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Shingrix là một bước tiến nổi bật trong chiến lược phòng ngừa bệnh zona thần kinh (herpes zoster), được phát triển bởi tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK), Vương quốc Bỉ, và đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

Vắc xin này thuộc nhóm tái tổ hợp, không chứa virus sống, hoạt động thông qua cơ chế kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu chống lại glycoprotein E (gE) – một thành phần quan trọng của virus varicella-zoster (VZV). Nhờ vậy, Shingrix giúp ức chế sự tái hoạt hóa của VZV, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc zona cũng như các biến chứng thường gặp, đặc biệt là đau thần kinh sau zona.

Đối tượng và phác đồ tiêm chủng được khuyến nghị như sau:

  • Người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên: Tiêm 2 liều, mỗi liều 0,5 ml, cách nhau 2 tháng.
  • Người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh (ví dụ: Suy giảm miễn dịch): Tiêm 2 liều, mỗi liều 0,5 ml, khoảng cách giữa các liều từ 1 đến 2 tháng.
Bệnh zona có lây không? Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả 2
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả, đặc biệt là đối với các đối tượng có nguy cơ cao 

Kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng đa trung tâm cho thấy, Shingrix đạt hiệu quả bảo vệ lên đến 97% ở nhóm ≥ 50 tuổi, và khoảng 87% ở nhóm ≥ 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, vắc xin cũng giúp giảm hơn 90% nguy cơ phát triển đau thần kinh sau zona – biến chứng thường gặp và kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Phản ứng sau tiêm chủ yếu là nhẹ và thoáng qua, bao gồm: đau, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa, thường tự hồi phục sau vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu.

Giá trị phòng ngừa của Shingrix không chỉ giới hạn ở lần mắc đầu tiên. Ngay cả ở những người từng nhiễm zona, vắc xin này vẫn có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tái phát và hạn chế hậu quả như sẹo lồi, sẹo rỗ hay tổn thương da kéo dài. Thông qua cơ chế kích thích miễn dịch nhớ, Shingrix hỗ trợ cơ thể nhận diện và đáp ứng nhanh với virus khi có nguy cơ tái hoạt động, đặc biệt cần thiết đối với nhóm người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

Hiện nay, Shingrix đã được phân phối rộng rãi tại hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc. Người dân có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm để được bác sĩ tư vấn và sắp xếp lịch tiêm phù hợp, nhằm bảo vệ sức khỏe một cách chủ động và toàn diện.

Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát virus Varicella-zoster. Để giảm nguy cơ mắc zona, bạn nên:

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B12, C, D, kẽm để tăng cường miễn dịch.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện sức đề kháng.
  • Quản lý căng thẳng: Stress là yếu tố kích hoạt virus, vì vậy cần ngủ đủ giấc, thư giãn và tránh làm việc quá sức.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh

Khi đã hiểu rõ zona thần kinh có lây không, việc hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là quan trọng. Nếu trong gia đình có người mắc zona, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Che phủ kín vùng phát ban bằng băng gạc hoặc quần áo để hạn chế lây lan virus.
  • Không gãi hoặc chạm vào mụn nước, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Tránh tiếp xúc với người chưa từng bị thủy đậu, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch.
Bệnh zona có lây không? Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả 1
Vắc xin có thể hỗ trợ làm giảm biến chứng của bệnh 

Vậy, zona thần kinh có lây không? Câu trả lời là bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, virus Varicella-zoster có thể lây truyền qua dịch mụn nước của bệnh nhân zona, khiến người chưa từng mắc thủy đậu bị nhiễm bệnh.

Việc phòng ngừa zona rất quan trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi và nhóm có nguy cơ cao. Tiêm vắc xin Shingrix là biện pháp bảo vệ hiệu quả, giúp ngăn ngừa cả bệnh zona và biến chứng đau sau zona. Bên cạnh đó, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, quản lý căng thẳng và tránh tiếp xúc với dịch bọng nước từ người bệnh cũng là những biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có nguy cơ cao mắc zona, hãy chủ động tìm hiểu và tiêm vắc xin tại các cơ sở y tế uy tín như Tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin