Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Áp xe lòng bàn tay

Áp xe lòng bàn tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Xoan

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Áp xe lòng bàn tay là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở bàn tay, thường biểu hiện dưới dạng một túi mủ bên dưới da. Đây là một bệnh lý dễ nhận biết, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như tàn phế, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung áp xe lòng bàn tay

Áp xe được tạo thành qua hai giai đoạn, gồm giai đoạn viêm lan tỏa và giai đoạn tụ mủ. Áp xe được cấu tạo gồm hai phần là:

  • Phần vách: Gồm ba lớp. Lớp trong tiếp xúc với dịch mủ, cấu tạo từ mạng lưới fibrin. Lớp giữa là tổ chức mô liên kết với nhiều mạch máu tân tạo. Lớp ngoài là tổ chức xơ giúp phân lập mô nhiễm trùng và mô lành.
  • Phần bọng mủ: Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh mà dịch mủ có thể có màu khác nhau. Ví dụ màu vàng đặc như kem sữa là áp xe do tụ cầu, mủ loãng có pha thanh dịch là áp xe do liên cầu, mủ xám bẩn có mùi thối là áp xe do vi khuẩn kị khí.

Áp xe là sự tích tụ mủ có dạng túi, có thể hình thành tại bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, đặc biệt là mô mềm. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ huy động các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến nơi tổn thương chống lại các tác nhân này, hình thành các túi mủ. Thành phần trong dịch áp xe bao gồm tế bào bạch cầu sống và chết, vi khuẩn, mô chết và một số thành phần khác.

Áp xe lòng bàn tay là sự hình thành của túi mủ ở lòng bàn tay, thường là kết quả của nhiễm trùng vi khuẩn tại lòng bàn tay. Tình trạng này thường phát triển từ các vết thương nhỏ hoặc nhiễm trùng da không được điều trị hoặc điều trị trễ.

Triệu chứng áp xe lòng bàn tay

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe lòng bàn tay

Áp xe lòng bàn tay là một loại áp xe dưới da khá dễ nhận biết. Một số đặc điểm điển hình của một khối áp xe lòng bàn tay bao gồm:

  • Vị trí áp xe sưng tấy, nổi gồ lên bề mặt da lòng bàn tay, màu đỏ;
  • Cảm giác nóng rát tại vị trí áp xe;
  • Vùng da ở đỉnh ổ áp xe căng và mỏng;
  • Dịch mủ của áp xe có màu vàng hoặc trắng;
  • Ấn vào thấy mềm và nóng;
  • Đau nhức dữ dội ở lòng bàn tay;
  • Mệt mỏi;
  • Có thể có sốt và ớn lạnh;
  • Giảm khả năng vận động hoặc sử dụng bàn tay do đau.

Biến chứng có thể gặp khi mắc áp xe lòng bàn tay

Áp xe lòng bàn tay nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Lan rộng nhiễm trùng sang các khu vực lân cận;
  • Tổn thương cấu trúc xương và mô mềm trong lòng bàn tay;
  • Phát triển thành viêm xương;
  • Hạn chế chức năng vận động của bàn tay hoặc tàn tật;
  • Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
Áp xe lòng bàn tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4
Vỡ ổ áp xe lòng bàn tay nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có một khối áp xe ở lòng bàn tay và có những triệu chứng bên dưới, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Sốt và lạnh run;
  • Khối áp xe đỏ và sưng tấy;
  • Cơn đau tăng lên;
  • Áp xe tái phát.

Nguyên nhân áp xe lòng bàn tay

Áp xe được hình thành do nhiễm vi khuẩn. Loại vi khuẩn gây ra hầu hết các trường hợp áp xe là Staphylococcus (tụ cầu vàng). Khi vi khuẩn xâm nhập vào da và mô mềm, hệ thống miễn dịch sẽ huy động các tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn, từ đó hình thành nên các ổ áp xe.

Virus, ký sinh trùng và nấm là các tác nhân hiếm gặp đối với các trường hợp áp xe lòng bàn tay.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào da lòng bàn tay qua các ngõ sau:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt, trầy xước hoặc vết thương hở.
  • Phát triển từ nhiễm trùng da như nhọt hoặc mụn nhọt.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn lan từ các bộ phận lân cận khác.
  • Các tình trạng viêm mạn tính tại lòng bàn tay.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh áp xe lòng bàn tay

Những ai có nguy cơ mắc phải áp xe lòng bàn tay?

Một số đối tượng bên dưới có nguy cơ cao bị áp xe lòng bàn tay:

  • Người nông dân;
  • Người có vết thương hở tại lòng bàn tay;
  • Người thừa cân béo phì;
  • Người bệnh đái tháo đường;
  • Người sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da gây giảm miễn dịch cục bộ, chẳng hạn như corticosteroid bôi;
  • Người nhiễm HIV.

Áp xe lòng bàn tay có nguy hiểm không?

Áp xe lòng bàn tay có lây nhiễm không?

Áp xe lòng bàn tay có tự khỏi không?

Nếu không điều trị áp xe lòng bàn tay thì sẽ thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)