Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Máu/
  4. Bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.

Xem thêm thông tin

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là tình trạng mạch máu ở trẻ em bị viêm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim ở trẻ em nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Hầu hết trẻ em đều hồi phục mà không gặp vấn đề gì.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì?

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là bệnh khiến mạch máu bị sưng viêm. Bệnh Kawasaki thường dẫn đến viêm động mạch vành, gây gián đoạn việc cung cấp oxy cho tim. Bệnh Kawasaki trước đây còn được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc vì nó còn gây sưng tấy các tuyến (hạch bạch huyết) và màng nhầy bên trong miệng, mũi, mắt và cổ họng.

Trẻ em mắc bệnh Kawasaki có thể bị sốt cao, tay chân sưng tấy, bong tróc da, đỏ mắt và lưỡi. Tuy nhiên, bệnh Kawasaki thường có thể điều trị được và hầu hết trẻ đều hồi phục nếu được điều trị sớm kể từ khi khởi phát.

Triệu chứng bệnh kawasaki ở trẻ em

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh Kawasaki phát triển theo từng giai đoạn, kéo dài khoảng 6 tuần.

Giai đoạn 1: Cấp tính (tuần 1 đến 2)

Các triệu chứng của trẻ sẽ xuất hiện đột ngột và có thể nghiêm trọng, bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài: Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh Kawasaki ở trẻ em thường là sốt cao. Sốt cao không giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen. Sốt cao có thể tới 40 độ C, thường sẽ kéo dài ít nhất 5 ngày, nhưng nó có thể kéo dài khoảng 11 ngày nếu không có phương pháp điều trị thích hợp đối với bệnh Kawasaki.
  • Cáu gắt, khó chịu, quấy khóc.
  • Phát ban trên da nghiêm trọng.
  • Bàn tay và bàn chân sưng lên, da ở bàn tay và bàn chân có thể đỏ hoặc cứng, đau khi chạm vào, vì vậy trẻ có thể ngại đi lại hoặc bò.
  • Mắt sưng đỏ: Cả hai mắt thường bị ảnh hưởng nhưng tình trạng này không gây đau.
  • Môi của trẻ có thể đỏ, khô hoặc nứt nẻ, chúng cũng có thể sưng lên và bong tróc hoặc chảy máu. Miệng và cổ họng của trẻ cũng có thể bị viêm. Lưỡi đỏ, sưng tấy và có những cục nhỏ (được gọi là "lưỡi dâu tây").
  • Sưng hạch bạch huyết: Nếu nhẹ nhàng chạm vào cổ của trẻ, có thể cảm thấy các khối sưng tấy thường ở một bên, có thể là các tuyến bạch huyết bị sưng.
Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em 2
Bệnh Kawasaki ở trẻ em sẽ gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết

Giai đoạn 2: Bán cấp tính (tuần 2 đến 4)

Trong giai đoạn bán cấp tính, các triệu chứng sẽ bớt nghiêm trọng hơn nhưng có thể kéo dài một thời gian. Trẻ giảm sốt, nhưng vẫn khó chịu, quấy khóc. Các triệu chứng trong giai đoạn thứ hai của bệnh kawasaki có thể bao gồm:

  • Đau bụng;
  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Nước tiểu có mủ;
  • Buồn ngủ;
  • Đau đầu;
  • Đau khớp và sưng khớp;
  • Vàng da và lòng trắng mắt;
  • Bong tróc da ở bàn tay, bàn chân và đôi khi cả ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Bệnh Kawasaki ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em 1
Trẻ bị bệnh Kawasaki ở giai đoạn 2 thường có biểu hiện vàng da

Giai đoạn 3: Dưỡng bệnh (tuần 4 đến 6)

Đây là giai đoạn hồi phục của bệnh Kawasaki, được gọi là giai đoạn dưỡng bệnh. Các triệu chứng sẽ giảm bớt và trẻ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

Biến chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bệnh Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mắc phải ở trẻ em, đặc biệt tỷ lệ này cao ở các nước phát triển. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị được và trẻ ít bị tổn thương lâu dài.

Các biến chứng về tim bao gồm:

  • Viêm mạch máu, phình động mạch. Chứng phình động mạch làm tăng nguy cơ đông máu, có thể dẫn đến đau tim hoặc gây chảy máu trong đe dọa tính mạng. Đối với một tỷ lệ nhỏ trẻ em mắc các vấn đề về động mạch vành, bệnh Kawasaki có thể gây tử vong.
  • Viêm cơ tim;
  • Vấn đề về van tim.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày, hãy liên hệ với bác sĩ để được theo dõi tình trạng của trẻ. Điều trị bệnh Kawasaki sớm trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh bắt đầu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tổn thương lâu dài đối với các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh kawasaki ở trẻ em

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ em. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng bệnh này là bệnh liên quan đến gen, không lây từ người sang người, có thể bị mắc bệnh sau khi bị nhiễm vi khuẩn/virus hoặc liên quan đến các yếu tố môi trường khác.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh kawasaki ở trẻ em

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Kawasaki ở trẻ là gì?

Nguy cơ mắc bệnh Kawasaki ở trẻ có thể tăng lên do một số yếu tố sau:

  • Bệnh Kawasaki chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi.
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Bệnh Kawasaki phổ biến hơn ở trẻ em người Nhật và Hàn Quốc so với các nhóm dân tộc khác.

Trẻ có dấu hiệu gì thì nghi ngờ trẻ mắc bệnh Kawasaki?

Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?

Phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh Kawasaki ở trẻ?

Trẻ mắc bệnh Kawasaki nên ăn gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)