Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Bệnh chàm còn có tên gọi khác là bệnh Eczema, là tình trạng viêm da thuộc lớp nông của da. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớm đến thẩm mỹ bên ngoài của bệnh nhân. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin toàn diện về bệnh chàm để bạn biết cách phát hiện và điều trị chàm một cách kịp thời và hiệu quả.
Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, eczema là bệnh viêm da mạn tính với cơ chế bệnh sinh gồm nhiều yếu tố về tính di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch kèm theo yếu tố môi trường tác động.
Chàm thường tiến triển theo từng đợt, với các dấu hiệu đặc trưng gồm viêm, ngứa, phát ban. Tình trạng phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến là ở một số vùng nhất định còn phụ thuộc vào độ tuổi ở mỗi người.
Bệnh chàm sẽ có các dấu hiệu khác nhau phụ thuộc vào mỗi giai đoạn của bệnh. Nếu chàm đang trong giai đoạn cấp tính, tổn thương sẽ khá nghiêm trọng với biểu hiện phù, có mảng rỉ dịch, có mụn nước. Còn nếu tiến đến giai đoạn mạn tính, tổn thương sẽ có những vết trầy xước, chà xát hoặc lichen hóa trên da.
Vị trí tổn thương còn thuộc vào độ tuổi sẽ xuất hiện phổ biến ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chàm xuất hiện phổ biến ở những vùng trẻ hay gãi như mặt, sau da da đầu, ngực và sau da đầu. Đối với trẻ lớn hơn và người lớn thì lại hay xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, khủy tay, sau đầu gối và mặt.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiện nay người ta chưa tìm ra nguyên nhân thật sự dẫn đến bệnh chàm. Tuy nhiên vẫn có các nguyên nhân phổ biến sau đây được thống kê dễ dẫn đến chàm:
Do yếu tố di truyền: Theo thống kê cho rằng viêm da cơ địa liên quan đến protein mã hóa biểu bì và miễn dịch được cho là do đột biến gen mã hoá cho protein filaggrin. Ngoài ra, nếu bố mẹ bị bệnh chàm thì có khả năng cao sẽ di truyền cho con cái của họ.
Do nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn: Đối với người từng bị nhiễm nấm men Candida albicans, đặc biệt là khi hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao gây ra bệnh viêm da cơ địa.
Do rối loạn chức năng cơ thể: Nếu cơ thể bị rối loạn hormon, rối loạn chuyển hóa,… dẫn đến da mất đi các thiếu hụt hàng rào bảo vệ da trước các tác động nội ngoại sinh, từ đó khiến da dễ bị dị ứng nên dễ xuất hiện bệnh viêm da cơ địa.
Sổ tay tra cứu bệnh msdmanual: https://www.msdmanuals.com/
Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ y tế: https://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/09/Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-Da-lieu.pdf
https://syt.baclieu.gov.vn/vi/-/benh-eczema
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm vẫn chưa được xác định, nhưng có một số yếu tố phổ biến có thể dẫn đến bệnh này:
Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây nên bệnh chàm da là gì?
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh chàm đã được biết đến như:
Bệnh chàm không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát. Việc điều trị tập trung vào việc giảm ngứa, các mảng vảy, tình trạng da khô nứt, và ngăn ngừa các biến chứng như bội nhiễm, cũng như giảm thiểu các đợt tái phát cấp tính của bệnh.
Xem thêm thông tin: Chàm bôi gì thì khỏi? Top 5 sản phẩm thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay
Khi bệnh chàm tái phát và không được điều trị đúng cách, tổn thương da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng, phát triển và gây nhiễm trùng da. Vì vậy, việc điều trị kịp thời và dứt điểm các đợt tái phát là cần thiết để ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe khác.
Bệnh chàm không lây từ người này sang người khác. Người mắc bệnh chàm không thể truyền bệnh cho người khác và không đồng nghĩa với việc da của họ bị nhiễm trùng hoặc có khả năng lây lan. Bệnh chàm thường có yếu tố di truyền, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác như hệ thống miễn dịch, môi trường và sự suy yếu của hàng rào bảo vệ da. Mặc dù vậy, bệnh chàm có thể dẫn đến nhiễm trùng da khi da bị gãi, khô nứt, điều này có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các vi trùng khác xâm nhập.
Xem thêm thông tin: Bệnh chàm có lây không?
Hỏi đáp (0 bình luận)