Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chân tay lạnh là biểu hiện rất thường gặp ở cơ thể. Tuy nhiên, ngoài yếu tố nhiệt độ thay đổi thì biểu hiện chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm đang tiềm tàng bên trong.
Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh tay chân liên tục và sắc da bị thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh chân tay lạnh. Nếu tay bị lạnh thì bạn có thể có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hay tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Khi ở bên ngoài thời tiết lạnh khắc nghiệt và bị bàn chân và bàn tay lạnh thì nên lưu ý những dấu hiệu bỏng lạnh.
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh chân tay lạnh:
Nếu bạn bị lạnh bàn tay và bàn chân mọi lúc, bất kể thời tiết bên ngoài hoặc nhiệt độ xung quanh bạn như thế nào, hãy đến gặp bác sĩ. Có thể có một bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn cần được điều trị. Nếu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân đổi màu, khó thở hoặc đau tay hoặc chân, hãy đi khám. Chẩn đoán và điều trị chân tay lạnh sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Thiếu máu thiếu sắt: Khi bạn bị thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu của bạn có thể không có đủ hemoglobin (protein giàu chất sắt) để vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Kết quả có thể là ngón tay và ngón chân lạnh.
Bệnh động mạch: Khi động mạch của bạn bị thu hẹp hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân của bạn.
Bệnh đái tháo đường: Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường.
Suy giáp: Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giữ cho các chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Cảm thấy lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.
Hội chứng Raynaud: Là tình trạng khiến ngón tay hoặc đôi khi các bộ phận khác của cơ thể bạn cảm thấy lạnh hoặc tê. Nó là kết quả của việc thu hẹp các động mạch ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến máu không thể lưu thông bình thường.
Thiếu vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran.
Rối loạn giấc ngủ: Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức - ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta. Khi vùng này gặp rối loạn, cơ thể sẽ bị chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cũng có thể khiến chân tay bị lạnh.
Chu kỳ kinh nguyệt: Ở phụ nữ, một số vấn đề về sinh lý như kinh nguyệt và hormone trong cơ thể bị thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Sự nhạy cảm của hệ hệ thần kinh này có thể làm mạch máu dưới da co lại, lượng tuần hoàn máu kém đi và sinh ra chân tay lạnh.
https://www.healthline.com/health/cold-feet-and-hands#other-factors
https://bcare.vn/benh/chan-tay-lanh-200.html
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh chân tay lạnh có thể kể đến như:
Chân tay lạnh có thể là dấu hiệu một số căn bệnh khá nghiêm trọng như thiếu máu thiếu sắt, bệnh động mạch, đái tháo đường, suy giáp, hội chứng Raynaud. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Nếu bạn luôn bị lạnh bàn tay và bàn chân, bất kể thời tiết, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra các bệnh tiềm ẩn. Nếu có triệu chứng khác như đổi màu ngón tay/ngón chân, khó thở, hoặc đau tay/chân, bạn nên đi khám ngay. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ nặng hơn và cải thiện sức khỏe.
Chẩn đoán chân tay lạnh chủ yếu là xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, sinh hoạt, và thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân.
Để phòng ngừa chân tay lạnh hiệu quả, bạn có thể:
Hỏi đáp (0 bình luận)