Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chấn thương bụng kín là những tổn thương thường gặp liên quan đến tai nạn giao thông, ẩu đả hoặc hành hung, té ngã và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Chấn thương được gây ra do cơ chế nén ép hoặc quá trình tăng tốc/giảm tốc đột ngột tác động lên các cơ quan nội tạng khi có sự va chạm mạnh vào vùng bụng.
Chấn thương bụng kín là những tổn thương thường gặp liên quan đến tai nạn giao thông, ẩu đả hoặc hành hung, té ngã. Chấn thương được gây ra do cơ chế nén ép hoặc quá trình tăng tốc/giảm tốc đột ngột tác động lên các cơ quan nội tạng khi có sự va chạm mạnh vào vùng bụng.
Các cơ quan thường bị chấn thương nhiều nhất là gan, lách, ruột non, thận, bàng quang, đại tràng, cơ hoành và tụy. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân thường không rõ ràng, khó xác định dẫn đến việc chẩn đoán muộn, cấp cứu hồi sức không kịp thời và gây tử vong. Chấn thương bụng kín được điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân thường không rõ ràng, khó xác định. Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu/triệu chứng tin cậy và thường gặp là:
Đau vùng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, bệnh nhân có thể nôn ói kèm theo. Ngoài ra có thể khám thấy bụng chướng và khi sờ bụng bệnh nhân than đau nhiều.
Các vết bầm máu từ thắt lưng hoặc ở bụng.
Xuất huyết tiêu hoá và cơ quan sinh dục: Bệnh nhân có thể nôn ra máu, đi tiêu phân máu nếu có tổn thương ống tiêu hoá hoặc tiểu ra máu và đi kèm là các dấu hiệu mất máu cấp.
Viêm phúc mạc: Nếu thủng các tạng tiêu hoá hoặc có chảy máu trong ổ bụng có thể sẽ gây ra tình trạng viêm phúc mạc, bụng bệnh nhân lúc này khi khám sẽ có tình trạng co cứng, đề kháng với lực ấn bàn tay của người khám.
Chấn thương bụng kín thường được chẩn đoán muộn do các triệu chứng của bệnh nhân không rõ ràng. Chẩn đoán muộn khiến cho việc cấp cứu hồi sức không kịp thời và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, các biến chứng khác có thể gặp là:
Xuất huyết ổ bụng, áp xe ổ bụng;
Tắc ruột hoặc liệt ruột;
Rò mật do tổn thương đường mật;
Hội chứng tăng áp lực ổ bụng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Lực tác động từ bên ngoài vào vùng bụng có thể gây ra tổn thương bụng kín qua 3 cơ chế:
Cơ chế đầu tiên là tăng/giảm tốc:
Sự tăng/giảm tốc nhanh chóng làm cho các cơ quan nội tạng chuyển động với tốc độ khác biệt nhau so với các cấu trúc liền kề. Do đó, lực ma sát được tạo ra và gây rách các cơ quan nội tạng hoặc mạch máu đặc biệt nếu các cơ quan này được treo vào một điểm cố định trong ổ bụng.
Ví dụ: Khi có va chạm mạnh đột ngột, động mạch chủ đoạn xa được treo vào cột sống ngực giảm tốc nhanh hơn nhiều so với cung động mạch chủ phía trên tương đối di động. Do đó, lực ma sát tác động lên động mạch chủ có thể khiến nó bị vỡ.
Cơ chế thứ hai liên quan tới nghiền ép:
Các tạng trong ổ bụng bị nghiền ép giữa thành bụng phía trước và cột sống phía sau.
Cơ chế thứ ba là lực nén bên ngoài:
Ví dụ các cú đánh hoặc va chạm trực tiếp bên ngoài dẫn đến sự gia tăng đột ngột áp suất trong ổ bụng và làm vỡ một cơ quan rỗng (thường là ống tiêu hoá) trong ổ bụng.
1) https://www.drugs.com/
2) https://www.msdmanuals.com/professional/injuries-poisoning/abdominal-trauma/overview-of-abdominal-trauma
3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK431087/
4) https://emedicine.medscape.com/article/1980980-workup
Hỏi đáp (0 bình luận)