Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Chảy máu cam

Chảy máu cam: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Chảy máu cam là một tình trạng phổ biến thường gặp hiện nay. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết mà không gây nguy hiểm, nhưng trường hợp này thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng chảy máu từ phía trong mũi. Mũi có chứa nhiều mạch máu nằm ở sát bề mặt phía trước và sau mũi, những mạch máu này rất mỏng manh. Vì vậy, khi có một sự tác động mạnh lên vách mũi (ngoáy mũi, xì mũi,...) sẽ làm vỡ ra gây chảy máu. Đôi khi chảy máu cam còn là hệ quả của bệnh lý khác như tăng huyết áp, dùng thuốc chống đông máu,...

Chảy máu cam có 2 loại:

  • Chảy máu cam mũi trước: Thường xảy ra ở trẻ em, xảy ra khi những mạch máu phía trước mũi bị vỡ. Tình trạng này phổ biến và không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
  • Chảy máu cam mũi sau: Phổ biến hơn ở người lớn, xảy ra khi những mạch máu phía sau hoặc sau trong mũi bị vỡ. Những mạch máu này thường lớn hơn và nằm sau trong mũi gần cổ họng. Tình trạng này dẫn tới máu chảy nhiều, có thể chảy xuống phía sau cổ họng. Chảy máu cam mũi sau là tình trạng nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế.

Triệu chứng chảy máu cam

Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu cam

Dấu hiệu của chảy máu cam là mũi chảy máu từ nhỏ giọt tới chảy mạnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chảy máu cam

Chảy máu cam thường không phải là bệnh lý nguy hiểm. Thông thường, người bệnh sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần với lượng máu nhiều có thể dẫn tới thiếu máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần phải tới gặp bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau đây:

  • Máu không cầm sau hơn 15 tới 20 phút;
  • Máu ra quá nhanh hay lượng máu ra quá nhiều;
  • Chảy máu cam kèm theo khó thở;
  • Bị nôn do nuốt phải một lượng máu lớn;
  • Cảm nhận trong cổ họng có máu mặc dù máu mũi đã hết chảy;
  • Chảy máu cam do bị một lực tác động mạnh vào đầu hoặc chấn thương nghiêm trọng như bị té ngã, bị đập vào mặt hoặc mũi,...;
  • Chảy máu cam thường xuyên;
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị chảy máu cam;
  • Chảy máu cam kèm theo những vết bầm tím khắp cơ thể đây có thể là do bạn bị rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu hay có một khối u ở mũi.
  • Chảy máu cam có liên quan tới tình trạng sức khỏe hay sử dụng thuốc.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân chảy máu cam

Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu cam là do không khí khô, nóng làm cho khoang mũi bị khô và đóng vảy hoặc nứt dẫn tới dễ chảy máu cam khi tác động vào như ngoáy mũi, xì mũi,...

Một số nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam là:

  • Ngoáy mũi;
  • Đưa dị vật vào trong mũi;
  • Cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên), viêm xoang: Hắt hơi và xì mũi nhiều lần nên dễ gây chảy máu cam hơn;
  • Viêm mũi;
  • Mũi bị chấn thương;
  • Sử dụng thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin,..;
  • Chất kích ứng hóa học như khói, bụi bẩn, hóa chất,...;
  • Thường xuyên làm việc ở trên cao: Những nơi này không khí loãng và khô hơn;
  • Vách ngăn mũi bị lệch;
  • Thường xuyên sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi để điều trị dị ứng, cảm lạnh và những vấn đề khác về xoang.

Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn gây chảy máu cam là:

  • Huyết áp cao;
  • Uống rượu;
  • Rối loạn chảy máu;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Phẫu thuật mặt và mũi;
  • Polyp mũi;
  • Phụ nữ mang thai.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh chảy máu cam

Nguyên nhân gây tình trạng chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ngoáy mũi quá mạnh, làm tổn thương niêm mạc mũi, viêm mũi dị ứng do bụi bẩn hoặc không khí ô nhiễm có thể gây viêm và kích ứng niêm mạc mũi.

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây chảy máu cam, như tăng huyết áp làm tăng áp lực lên mạch máu, rối loạn đông máu khiến máu khó đông, và viêm mũi xoang.

Sử dụng thuốc xịt mũi quá thường xuyên làm khô niêm mạc và dễ gây chảy máu.

Trong một số ít trường hợp, chảy máu cam có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng hoặc các bệnh ung thư khác.

Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây tình trạng chảy máu cam là gì?

Dấu hiệu cảnh báo chảy máu cam do bệnh lý là gì?

Bệnh nhân bị chảy máu cam nên làm gì?

Thường xuyên chảy máu mũi có bị ung thư không?

Chảy máu cam do thiếu chất gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)