Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Cơn hen phế quản

Cơn hen phế quản là gì? Nguyên nhân, xử trí và cách phòng ngừa

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Cơn hen là tình trạng nặng lên của các triệu chứng hen như khó thở, khò khè, nặng ngực, ho, thở rít với lưu lượng đỉnh giảm hơn bình thường. Cơn hen phế quản nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn hen suyễn trong tương lai. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh cơn hen phế quản và cách điều trị căn bệnh này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cơn hen phế quản

Trong cơn hen phế quản, các cơ xung quanh đường thở bị sưng và viêm, gây hẹp ống phế quản. Ho, thở khò khè và khó thở có thể xảy ra. Cơn hen có thể xảy ra ở tuổi vị thành niên, với các triệu chứng có thể nhanh chóng được cải thiện khi điều trị tại nhà hoặc nặng hơn.

Một cơn hen suyễn nặng không cải thiện nếu điều trị tại nhà có thể trở thành một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Hen nặng nguy kịch hay hen ác tính là một cấp cứu nội khoa, không đáp ứng với điều trị dãn phế quản tích cực ban đầu tại phòng cấp cứu, bệnh nhân khó thở ngày càng nặng dần.

Triệu chứng thường xảy ra vài ngày sau nhiễm virus, tiếp xúc dị nguyên hay yếu tố kích thích, không khí lạnh. Đa phần xảy ra trên những bệnh nhân sử dụng thuốc không đầy đủ nhất là kháng viêm, bệnh nhân lạm dụng thuốc cắt cơn và không tuân thủ điều trị.

Triệu chứng cơn hen phế quản

Những dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen phế quản

Một số triệu chứng khi bị hen phế quản bao gồm:

  • Khó thở dữ dội, đau hoặc tức ngực và ho hoặc thở khò khè.
  • Lưu lượng đỉnh thở ra thấp (PEF), nếu sử dụng đồng hồ đo lưu lượng đỉnh.
  • Khó thở hoặc thở khò khè dữ dội, đặc biệt vào ban đêm hoặc sáng sớm.
  • Không thể nói nhiều hơn các cụm từ ngắn do khó thở.
  • Cơ ngực co lại để thở.

Biến chứng có thể gặp khi bị cơn hen phế quản

Các cơn hen phế quản có thể nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày như ngủ, học tập, làm việc và tập thể dục, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và có thể làm gián đoạn cuộc sống của những người xung quanh.

Một cơn hen phế quản nặng có lẽ là một chuyến đi đến phòng cấp cứu, điều này có thể rất căng thẳng và tốn kém.

Một cơn hen phế quản rất nặng có thể dẫn đến ngừng hô hấp và tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân cơn hen phế quản

Hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm làm cho đường thở (ống phế quản) bị viêm và sưng lên khi tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh. Các tác nhân gây hen suyễn phổ biến bao gồm:

  • Dị nguyên trong nhà: Phấn hoa, vật nuôi, nấm mốc và mạt bụi,…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Khói thuốc lá.
  • Hít không khí lạnh, khô.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Đối với nhiều người, các triệu chứng hen suyễn nặng hơn khi bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh. Đôi khi, cơn hen phế quản xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Chia sẻ:

Kiểm tra mức độ phụ thuộc bình xịt cắt cơn của bị bệnh hen

Những tình trạng khò khè, khó thở khi cơn hen tái phát, bình xịt cắt cơn là thứ không thể thiếu với người bệnh hen. Hãy kiểm tra mức độ phụ thuộc bình xịt cắt cơn qua 6 câu hỏi sau đây nhé!

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh cơn hen phế quản

Chăm sóc bệnh nhân có cơn hen phế quản cần lưu ý điều gì?

Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản yêu cầu chú ý đến cả điều trị thuốc và chăm sóc hàng ngày. Việc vỗ rung lồng ngực giúp đẩy dịch ứ đọng ra ngoài, hỗ trợ đường thở thông thoáng. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, vitamin, tránh thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đồ nhiều dầu mỡ. Tập luyện nhẹ nhàng cũng quan trọng, nhưng cần chọn bài tập phù hợp để tránh làm bệnh tái phát. Chăm sóc tinh thần, duy trì tâm trạng ổn định là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa stress, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong trường hợp khởi phát cơn hen, bệnh nhân cần sử dụng thuốc cắt cơn ngay lập tức và tránh các yếu tố kích thích như khói bụi, phấn hoa.

Xem thêm thông tin: Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản cần lưu ý những gì?

Cách xử trí khi gặp cơn hen phế quản khởi phát như thế nào?

Cơn hen phế quản kéo dài bao lâu?

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính là gì?

Những biện pháp nào có thể giúp kiểm soát cơn hen phế quản ngoài việc sử dụng thuốc?

Hỏi đáp (0 bình luận)