Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Đau bàng quang

Đau bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bảo Quyên

04/03/2025

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Bàng quang là một cơ quan trong hệ bài tiết có vai trò lưu trữ nước tiểu từ thận trước khi được thải ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Các tổn thương ở bàng quang, dù nhỏ, cũng có thể gây ra các triệu chứng đau bàng quang.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau bàng quang

Đau bàng quang có thể biểu hiện đa dạng, từ cảm giác khó chịu âm ỉ, đau tức bàng quang hoặc vùng bụng dưới, đau ngay phía sau xương mu, lan đến bìu, dương vật hoặc âm hộ, cho đến những cơn đau dữ dội, nhói buốt gây khó chịu nghiêm trọng.

Thường đi kèm với đau bàng quang là các rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, són tiểu hay tiểu ra máu, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau bàng quang, và từ đó cũng có nhiều biện pháp điều trị, phòng ngừa khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

Triệu chứng đau bàng quang

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau bàng quang

Các triệu chứng đau bàng quang có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và đối tượng mắc phải.

Triệu chứng đau bàng quang ở nam giới:

  • Cảm giác đau hoặc căng tức ở vùng bụng dưới, đặc biệt là quanh bàng quang.
  • Cơn đau rát xuất hiện khi đi tiểu.
  • Tiểu tiện thường xuyên hơn bình thường.
  • Cảm giác tiểu không hết sau khi đi vệ sinh.
  • Nước tiểu có thể lẫn máu, khiến màu sắc chuyển sang đỏ hoặc hồng.
  • Đau vùng lưng dưới hoặc khu vực xương chậu.
  • Xuất hiện vấn đề liên quan đến chức năng tình dục, bao gồm rối loạn cương dương.

Triệu chứng đau bàng quang ở nữ giới:

Phụ nữ có thể gặp các triệu chứng tương tự nam giới, bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác áp lực ở bụng dưới.
  • Tiểu buốt, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Tiểu nhiều lần, nhưng vẫn có cảm giác chưa tiểu hết.
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng chậu.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng kèm theo của đau bàng quang

Triệu chứng khác:

  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, một số trường hợp có thể bị sốt.
  • Khó chịu khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt nếu có tình trạng nhiễm trùng.
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Nước tiểu có mùi bất thường, màu sắc khác lạ hoặc có thể lẫn mủ.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau bàng quang

Các biến chứng có thể gặp phải của đau bàng quang bao gồm:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống;
  • Đau mạn tính;
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng;
  • Ảnh hưởng tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của đau bàng quang không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân đau bàng quang

Nguyên nhân dẫn đến đau bàng quang:

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong những bệnh lý gây đau bàng quang. Có nhiều tác nhân khác nhau có thể gây viêm bàng quang bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo, dẫn đến nhiễm trùng, trong đó bàng quang là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Viêm bàng quang có thể do vi khuẩn thông thường hoặc do trực khuẩn lao gây ra (viêm bàng quang đặc hiệu).
  • Viêm bàng quang do hóa trị: Thường gặp ở những người từng điều trị bằng hóa trị toàn thân hoặc hóa trị trực tiếp trong bàng quang.
  • Viêm bàng quang do xạ trị: Có thể xảy ra sau khi xạ trị vùng tiểu khung, trực tràng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng hoặc ung thư ống hậu môn.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Cảm giác đau hoặc căng tức ở bàng quang và vùng xương chậu.
  • Tiểu nóng rát, tiểu nhiều lần hơn bình thường.
  • Ở nữ giới, cơn đau thường xuất hiện giữa âm đạo và hậu môn, trong khi nam giới có thể cảm thấy đau ở khu vực giữa bìu và hậu môn.
  • Nguyên nhân của viêm bàng quang kẽ có thể liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, giới tính, môi trường và thói quen sinh hoạt.

Sỏi bàng quang

Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như đau khi đi tiểu, khó chịu ở vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu không hết.

Sỏi bàng quang thường hình thành do các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiểu hoặc uống không đủ nước, khiến nước tiểu bị cô đặc và dễ kết tinh thành sỏi.

Ung thư bàng quang

Bên cạnh cơn đau bàng quang, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần hoặc đau vùng thắt lưng.

Ung thư bàng quang là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến trong nhóm ung thư đường tiết niệu, đặc biệt ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, lạm dụng rượu bia, làm việc trong môi trường độc hại với hóa chất như thuốc nhuộm, amin thơm, hoặc nhiễm ký sinh trùng như sán máng.

Tổn thương, kích thích bàng quang

Tổn thương hoặc kích thích bàng quang có thể dẫn đến đau và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Nguyên nhân thường bắt nguồn từ chấn thương do tai nạn, tác động trực tiếp, phẫu thuật hoặc chấn thương thể thao, khiến bàng quang bị ảnh hưởng và trở nên nhạy cảm hơn.

Đau bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Chấn thương thể thao có thể dẫn đến đau bàng quang

Dị ứng

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó một số người gặp phải tình trạng đau bàng quang.

Phản ứng dị ứng có thể tác động đến bàng quang thông qua các cơ chế như viêm, kích thích hoặc rối loạn chức năng bàng quang.

Tâm lý

Yếu tố tâm lý có thể góp phần gây đau bàng quang, nhưng không phải nguyên nhân chủ yếu.

Khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể có xu hướng phản ứng bằng cách gia tăng cảm giác đau và kích thích các cơ quan nội tạng, bao gồm cả bàng quang, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khác

Các yếu tố có thể liên quan bao gồm di truyền, hội chứng ruột kích thích (IBS), đau xơ cơ, lạc nội mạc tử cung, đau vùng âm hộ, dị ứng, thời kỳ tiền kinh nguyệt, và một số bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau bàng quang

Đau bàng quang ăn cam quýt được không?

Một số thực phẩm giàu acid như trái cây họ cam quýt có thể làm nặng hơn triệu chứng đau bàng quang. Nếu bạn bị kích thích bởi cam quýt thì nên hạn chế dùng khi bị đau bàng quang.

Đau bàng quang cấp tính do nguyên nhân gì?

Đau bàng quang có cần dùng kháng sinh không?

Đau bàng quang có hút thuốc lá được không?

Đau bàng quang có nguy hiểm không?