Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Đau bắp chân

Đau bắp chân? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Đau bắp chân là một tình trạng khiến bạn cảm thấy bắp chân đau nhức, mệt mỏi và nặng chân. Triệu chứng đau nhức này thường xuất hiện vào cuối ngày, sau khi bạn vận động nặng hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân. Tuy nhiên, đôi khi đau bắp chân có thể là triệu chứng của một điều gì đó nghiêm trọng hơn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau bắp chân

Bắp chân được cấu tạo bao gồm hai cơ chính là cơ sinh đôi và cơ dép. Các cơ này gặp nhau ở gân Achilles, gắn trực tiếp vào gót chân. Đau bắp chân có thể do chấn thương cơ, xương hoặc gân cũng như nhiễm trùng hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Triệu chứng có thể là đau, nhức, tê, mỏi hoặc co thắt; cũng có thể kèm theo nhiều dấu hiệu như vết đỏ sưng, vết tím tái trên da,…

Triệu chứng đau bắp chân

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau bắp chân

Đau bắp chân ở mỗi người khác nhau, nhưng nó thường có cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối hoặc đau buốt, đôi khi đau thắt ở mặt sau của cẳng chân. Bên cạnh đó, các cơn đau thường sẽ chạy dọc từ mông xuống cẳng chân, bắp chân, hoặc phần bắp đùi đến bắp chân. Tuy nhiên, các cơn đau chỉ dừng lại ở đau bắp thịt của chân, không phải cảm giác bị đau trong xương, do đó nhiều người thường chủ quan mà không tìm phương pháp điều trị triệt để. Các triệu chứng có thể cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Sưng tấy
  • Yếu cơ chân, đi lại khó khăn;
  • Phù chân;
  • Đỏ, ấm và ấn đau ở bắp chân;
  • Cảm giác mát lạnh bất thường màu nhợt nhạt ở bắp chân;
  • Ngứa ran hoặc tê ở bắp chân và chân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau bắp chân

Cơn đau nhẹ thường giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc uống các loại thuốc kháng viêm không cần kê toa. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nếu không đi khám kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Một số biến chứng có thể kể đến như:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

  • Không có khả năng đi lại thoải mái ở bên bị ảnh hưởng.
  • Chấn thương gây biến dạng cẳng chân.
  • Đau bắp chân xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.
  • Đau bắp chân kéo dài sau vài ngày.
  • Sưng bắp chân hoặc vùng khớp mắt cá chân.
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng, bao gồm sốt, mẩn đỏ, nóng.
  • Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.
Đau bắp chân 4
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ

Nguyên nhân đau bắp chân

Trong khi chấn thương cơ là nguyên nhân phổ biến nhất của đau bắp chân, có những chấn thương khác có thể xuất phát từ các vấn đề về thần kinh, khớp gối hoặc tình trạng bàn chân và mắt cá chân:

  • Chuột rút: Đau bắp chân thường do chuột rút, khi các cơ đột ngột co lại. Điều này có thể xảy ra do tập thể dục nhiều hơn mức bình thường hoặc tập các bài tập mới, hoặc mất nước, chấn thương cơ và thiếu một số khoáng chất. Chuột rút thường tự biến mất khá nhanh. Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây ra chuột rút cơ là: Suy thận, suy giáp, nghiện rượu, tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại vi nghiêm trọng.
  • Căng cơ: Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ ở bắp chân bị rách. Căng cơ nhẹ khi bắt đầu một chế độ tập luyện mới hoặc tăng cường các bài tập liên quan đến chân, còn những chấn thương thường triệu chứng sẽ nặng hơn. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách nhưng cơn đau nhức phần bắp thường xuất hiện đột ngột cùng với cảm giác nhạy cảm ở bắp chân kèm sưng bầm, khó vận động.
  • Suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Suy giãn tĩnh mạch làm mạch máu ứ đọng không lưu thông gây ra các cơn đau bắp chân vào cuối ngày, do ít vận động hoặc phải đứng lâu một chỗ, đau kèm tê, chuột rút về đêm. Điển hình có thể thấy rõ các tĩnh mạch nổi vùng bắp chân. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nhiều giai đoạn diễn tiến, cần được điều trị sớm vì nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị phù, nhiễm khuẩn, khó đi lại.
  • Đau dây thần kinh tọa: Đau dây thần kinh hông (còn gọi là đau thần kinh tọa) rất phổ biến và chạy từ lưng dưới xuống chân, thậm chí đến bắp chân. Cũng như nhiều tình trạng đau mãn tính, một số người nhận thấy họ bị đau cơ bắp chân nhiều hơn vào ban đêm. Đau thần kinh tọa do chèn ép dây thần kinh đoạn S1-S2 chi phối vận động, cảm giác các cơ ở đùi và mặt sau cẳng chân, nó có thể gây đau, tê và ngứa ran ở lưng dưới có thể kéo dài từ chân đến bắp chân và các cơ khác.
  • Viêm gân gót: Viêm gân Achilles gây ra bởi các chấn thương tái diễn trong quá trình sinh hoạt và vận động mạnh. Cấu trúc của gân cơ sau một thời gian cũng bị yếu dần dẫn đến tăng khả năng chấn thương, đặc biệt ở nhóm người có cường độ lao động mạnh không thường xuyên.. Đây là bệnh lý hay gặp ở các vận động viên. Các triệu chứng thường gặp bao gồm viêm gân, đau ở lưng chân, sưng tấy và hạn chế cử động khi gập bàn chân.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Thường do bệnh tiểu đường là một dạng tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do tiếp xúc quá nhiều với lượng đường trong máu cao, các yếu tố di truyền hoặc viêm dây thần kinh.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Huyết khối tĩnh mạch sâu, hội chứng khoang, thừa cân, béo phì,…

Đau bắp chân 5
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bắp chân
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau bắp chân

Đau bắp chân được phân thành những cấp độ nào?

Đau bắp chân thường được chia thành 3 cấp độ gồm:

  • Cấp độ nhẹ: Đau nhói xuất hiện trong hoặc sau khi hoạt động.
  • Cấp độ trung bình: Cơn đau thường xuyên và gây khó khăn trong việc tiếp tục các hoạt động bình thường.
  • Cấp độ nặng: Đau dữ dội, đặc biệt giữa gân Achilles và phần giữa cơ.

Khi nào cần gặp bác sĩ vì đau bắp chân?

Khi nào cần phẫu thuật để điều trị đau bắp chân?

Tại sao xuất hiện tình trạng đau bắp chân sau khi ngủ dậy?

Làm thế nào để giảm đau bắp chân tại nhà?

Hỏi đáp (0 bình luận)