Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Gút

Bệnh gút (Gout) là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do tích tụ tinh thể axit uric, thường bắt đầu ở ngón chân cái và gây đau đột ngột, sưng tấy. Các cơn gout có thể kéo dài từ một đến hai tuần.. Cơn gút cấp sau đó sẽ hết và bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng giữa những cơn gút cấp. Tuy nhiên, nếu không điều trị, gút sẽ tái phát lại sau vài tháng hoặc vài năm. Biến chứng của gút gây xói mòn và phá huỷ khớp, làm tổn thương các cơ quan khác như tim mạch, thận (gây sỏi thận)...

Nội dung chính

Tìm hiểu chung gút

Bệnh Gout (Gút) hay còn gọi là Thống Phong là một loại bệnh lý viêm khớp xảy ra khi cơ thể có quá nhiều axit uric trong máu và chúng kết tinh tạo thành các tinh thể sắc nhọn ở một hoặc nhiều khớp của bạn. Lúc đó sẽ xuất hiện tình trạng gọi là cơn gút cấp đi kèm với tình trạng sưng đau dữ dội đột ngột ở khớp. Cơn gút cấp thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày nhưng 36 giờ đầu tiên thường là đau nhất. Sau đợt đầu tiên, một số người có thể sẽ không tái phát lại cơn gút trong ít nhất vài tháng hoặc có thể vài năm. Ngoài ra, giữa các đợt gút cấp thì bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng nào.

Khớp thường gặp nhất trong bệnh gout là ở ngón chân cái nhưng ở một số người thì tinh thể axit uric cũng có thể xuất hiện ở các khớp đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, cổ tay hoặc khuỷu tay.

Triệu chứng gút

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Gout

Triệu chứng của bệnh Gout thường bao gồm:

  • Đau nhức đột ngột và nghiêm trọng: Đau thường xuất hiện mạnh mẽ ở các khớp, thường xuất hiện ban đêm, đặc biệt là ngón chân cái. Cơn đau có thể trầm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu sau khi bắt đầu.
  • Cảm giác khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau dữ dội nhất giảm bớt, một số khó chịu ở khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các cảm giác khó chịu sau này có thể kéo dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
  • Sưng tấy và đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng có thể sưng lên và trở nên đỏ, cảm giác nóng rát khi chạm vào.
  • Cứng khớp: Khớp có thể bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu một chỗ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

Những triệu chứng này có thể xảy ra tại nhiều khớp khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ở ngón chân cái. Cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như đầu gối, cổ tay, bàn tay và mắt cá chân. Triệu chứng có thể xuất hiện nhanh chóng và đạt đến cường độ cao chỉ sau vài giờ, gây ra sự khó chịu lớn cho người bệnh.

Tác động của bệnh Gout đối với sức khỏe

Ngoài những triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thống khớp trong cơ thể, axit uric dư thừa cũng có thể làm tổn thương thận, mạch máu và các cơ quan khác, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tim mạch cũng như bệnh tiểu đường, trầm cảm và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến, có nguy cơ gây rối loạn cương dương ở nam giới.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Gout

  • Bệnh Gout tái phát: nếu không điều trị, gút sẽ tái phát lại sau vài tháng hoặc vài năm. Mỗi lần tái phát thì thời gian lặp lại 1 đợt gút cấp mới sẽ ngắn hơn đợt trước. Nếu không được điều trị, bệnh gút có thể gây xói mòn và phá hủy khớp.
  • Nốt tô-phi (tophi): Gout không được điều trị sẽ dẫn đến việc lắng đọng lâu dài các tinh thể uric dưới da tạo thành các nốt sần gọi là tophi. Tophi có thể xuất hiện ở một số vùng cơ thể chẳng hạn như ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay hoặc gân Achilles dọc theo mặt sau của mắt cá chân của bạn. Hạt tophi thường không gây đau đớn, nhưng chúng có thể sưng và đau trong các đợt gút cấp. Ngoài ra chúng sẽ góp phần làm huỷ hoại và biến dạng khớp nhiều hơn.
  • Sỏi thận: Các tinh thể urat có thể tích tụ trong đường tiết niệu của những người bị bệnh gút, gây ra sỏi thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, đau đột ngột và dữ dội ở khớp, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Bệnh Gout không được điều trị có thể dẫn đến đau nặng hơn và tổn thương khớp. Hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị sốt, khớp sưng nóng và đau, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm khớp.

Nguyên nhân gút

Bệnh Gout xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ trong khớp của bạn, gây viêm và đau dữ dội khi bị bệnh Gout tấn công. Tinh thể urat có thể hình thành khi bạn có nồng độ axit uric trong máu cao. Cơ thể chúng ta tạo ra axit uric khi phân hủy purin - một chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và thường được hấp thu quá mức từ bên ngoài qua các bữa ăn. Purines được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm bao gồm thịt đỏ và thịt nội tạng, chẳng hạn như gan. Hải sản giàu purin bao gồm cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ. Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống có đường trái cây (fructose) làm tăng nồng độ axit uric.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Tuy nhiên khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc khả năng bài tiết acid uric của thận bị suy giảm thì axit uric có thể tích tụ trong máu, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn và lắng đọng ở các khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.

Nguyên nhân thường gặp bệnh gout có thể do yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

Chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và đối với nữ giới 150 – 350 umol/L. Tăng acid uric máu có thể do ba nhóm nguyên nhân là tăng tổng hợp axit uric, giảm bài xuất qua thận hoặc cả hai nguyên nhân trên.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh gút

Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh gút (Gout) không được điều trị kịp thời?

Nếu không được điều trị, bệnh gút (Gout) có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Một số người bị bệnh gút có thể phát triển các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Viêm khớp do gút mãn tính và biến dạng khớp.
  • Hình thành hạt tophi trong khớp và mô mềm.
  • Tổn thương thận.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh gút (Gout) có thể gây tổn thương thận không?

Bệnh gút (Gout) có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Người bệnh gút (Gout) cần chú ý điều gì trong chế độ ăn uống?

Tại sao bệnh nhân gút (Gout) nên ngừng uống rượu?

Hỏi đáp (0 bình luận)