Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) là một rối loạn phát triển thần kinh biểu hiện qua ba đặc điểm chính: không chú ý, hiếu động và bốc đồng. Căn bệnh này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. ADHD ảnh hưởng đến khả năng học tập, tương tác xã hội và chức năng cá nhân của người bệnh.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Hội chứng ADHD) là một tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần liên quan đến hành vi của con người thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện chính của ADHD bao gồm giảm chú ý, tăng động - bốc đồng. Các triệu chứng có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Đôi khi còn tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi trẻ từ 3 đến 7 tuổi.
Trong một số trường hợp, ADHD không được nhận biết hoặc chẩn đoán cho đến khi người đó trưởng thành. Các triệu chứng ADHD ở người lớn có thể không rõ ràng như các triệu chứng ADHD ở trẻ em.
Các triệu chứng của ADHD thường xuất hiện trước 12 tuổi.
Các đặc điểm chính của ADHD bao gồm:
Từ đây, ADHD được chia thành 3 nhóm:
Giảm chú ý có thể biểu hiện qua:
Biểu hiện tăng động có thể qua:
ADHD có thể gây ảnh hưởng cho cuộc sống của trẻ em như:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiện tại nguyên nhân chính xác của ADHD chưa rõ ràng và còn đang được nghiên cứu thêm. Các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của ADHD bao gồm di truyền, môi trường hoặc các vấn đề với hệ thần kinh trung ương tại những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển.
Những yếu tố sau đây được cho là có liên quan đến hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý):
Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) bao gồm sự kết hợp của các phương pháp điều trị sau:
Xem thêm thông tin: Các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ mắc hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh đồng mắc khác như động kinh, trầm cảm, chứng khó đọc và các loại khó khăn trong học tập khác, lo lắng, rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng Tourette,...
Khi thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) trưởng thành, khoảng 30% thanh thiếu niên có khả năng hồi phục và sống cuộc sống bình thường mà không cần dùng thêm thuốc. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc chứng ADHD, dù ít năng động và bốc đồng hơn nhưng vẫn gặp phải tình trạng thiếu tập trung ở một mức độ nào đó.
Tác dụng phụ của thuốc kích thích tâm thần trong điều trị hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) bao gồm:
Xem thêm thông tin: Các loại thuốc ADHD và tác dụng phụ của nó
Hỏi đáp (0 bình luận)