Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Hội chứng rối loạn cảm giác

Những điều cần biết về rối loạn cảm giác

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.

Xem thêm thông tin

Rối loạn cảm giác là tình trạng cơ thể bạn quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với cảm giác bao gồm thị giác, âm thanh và xúc giác. Rối loạn cảm giác không phải là một chẩn đoán bệnh lý nhưng các biểu hiện thường gây khó chịu cho bạn. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu giúp người bị rối loạn có thể hòa nhập cộng đồng và cải thiện chất lượng sống.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hội chứng rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác là gì?

Cảm giác là phản ánh của ý thức con người, các thuộc tính của một sự vật hiện tượng khách quan đang tác động trực tiếp vào các giác quan của bạn như cảm giác về màu sắc, mùi vị, âm thanh, xúc giác.

Có tám giác quan trên cơ thể:

  • Thị giác;
  • Thính giác;
  • Xúc giác;
  • Vị giác;
  • Khứu giác;
  • Chuyển động cơ thể;
  • Nhận thức cơ thể;
  • Cảm giác về trạng thái bên trong cơ thể như cảm giác muốn đi vệ sinh hoặc cảm giác đói.

Rối loạn cảm giác xảy ra do não không thể xử lý thông tin về cảm giác tác động lên các giác quan cơ thể. Hệ thần kinh là một hệ thống phức tạp gồm các tế bào thần kinh giúp gửi tín hiệu đi khắp cơ thể. Não và hệ thần kinh sẽ nhận thông tin về môi trường bên ngoài thông qua các đầu cảm giác có ở khắp nơi trong cơ thể. Ví dụ khi bạn nghe được một âm thanh, các đầu cảm giác ở tai sẽ tiếp nhận và truyền đến não, não sẽ xử lý những âm thanh này và phân tích chúng.

Khi rối loạn cảm giác xảy ra sẽ gây ra tăng cảm giác hoặc giảm cảm giác đối với thông tin về cảm giác.

  • Tăng cảm giác: Là tình trạng tăng khả năng thụ cảm với những kích thích của môi trường xung quanh.
  • Giảm cảm giác: Là tình trạng giảm khả năng thụ cảm với những kích thích của môi trường xung quanh.

Triệu chứng hội chứng rối loạn cảm giác

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn cảm giác

Triệu chứng chính của rối loạn cảm giác là việc xử lý thông tin cảm giác không phù hợp. Điều này dẫn đến tình trạng quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với các cảm giác. Có hai loại rối loạn cảm giác chính:

Rối loạn tăng cảm giác

Rối loạn tăng cảm giác còn gọi là quá mẫn cảm là tình trạng bạn tăng độ nhạy cảm của giác quan với môi trường xung quanh khiến bạn quá tải cảm giác, không thể tập trung, dễ bị tác động bởi kích thích ngoài môi trường. Các triệu chứng rối loạn tăng cảm giác:

  • Ngưỡng đau thấp, có thể bị đau dù chỉ là chạm nhẹ;
  • Dễ bị giật mình với cả những tiếng động bình thường;
  • Tránh tiếp xúc, đụng chạm với người xung quanh;
  • Hoa mắt với cả ánh sáng bình thường;
  • Nhìn thấy màu sắc của các sự vật xung quanh trở nên rực rỡ hơn bình thường;
  • Phản ứng quá mức với mùi hoặc âm thanh cố định;
  • Vụng về, giữa thăng bằng kém;
  • Khó kiểm soát cảm xúc;
  • Khó tập trung sự chú ý;
  • Cảm thấy ngứa ngáy hoặc khó chịu khi mặc quần áo;
  • Khó chịu, không muốn ăn đối với những dạng thức ăn nhất định.
Những điều cần biết về rối loạn cảm giác 6
Khó chịu khi bị đụng chạm

Rối loạn giảm cảm giác

Rối loạn cảm giác là tình trạng bạn kém nhạy cảm hơn của giác quan với môi trường xung quanh khiến bạn giảm phản ứng, phản ứng chậm đối với kích thích từ môi trường bên ngoài. Các triệu chứng rối loạn giảm cảm giác:

  • Khả năng chịu đau cao;
  • Bồn chồn hoặc không thể ngồi yên, thường xuyên quậy phá;
  • Thường xuyên tìm đến cảm giác mạnh;
  • Vụng về hoặc thiếu sự phối hợp;
  • Âm thanh xung quanh nghe mờ nhạt, không rõ ràng;
  • Chạm vào mọi thứ bất kể nhiệt độ;
  • Ăn mọi thứ kể cả tay hay quần áo;
  • Trẻ mắc bệnh thường biểu hiện tính cách thô bạo hoặc hung dữ với đồ vật xung quanh hoặc với bạn bè.
Những điều cần biết về rối loạn cảm giác 4
Thờ ơ với âm thanh xung quanh

Rối loạn cảm giác gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giác quan xảy ra rối loạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người lớn bị rối loạn cảm giác thường do nguyên nhân thực thể đột ngột gây tổn thương não do đó nguyên nhân chính khiến bạn gặp bác sĩ là do nguyên nhân gây tổn thương não.

Đối với trẻ em, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ khi con mình có bất kỳ triệu chứng kể trên kèm dấu hiệu dưới đây:

  • Thay đổi trong cảm giác ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, trẻ khó khăn trong việc sinh hoạt;
  • Các triệu chứng tiến triển nặng như con bạn không thể tự đứng hoặc di chuyển;
  • Bạn không thể kiểm soát được các triệu chứng của trẻ;
  • Các triệu chứng gây ảnh hưởng đến việc học của trẻ.

Nguyên nhân hội chứng rối loạn cảm giác

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm giác

Đối với trẻ em

Nguyên nhân gây ra rối loạn cảm giác ở trẻ em hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ. Một số bệnh lý cho thấy liên quan đến vấn đề cảm giác ở trẻ:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ASD): Trẻ bị tự kỷ có thể có những thay đổi về vùng não chịu trách nhiệm xử lý thông tin cảm giác.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD): Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng lọc thông tin cảm giác không cần thiết dẫn đến tình trạng rối loạn tăng cảm giác.
  • Tâm thần phân liệt (Schizophrenia): Trẻ bị tâm thần phân liệt sẽ bị ảnh hưởng đến đường đi của cảm giác và kết nối giữa các tế bào thần kinh gây sự thay đổi trong quá trình xử lý cảm giác.
  • Rối loạn giấc ngủ (Sleep disorders): Rối loạn giấc ngủ như thiếu ngủ có thể dẫn đến mê sảng gây rối loạn xử lý cảm giác tạm thời.
  • Chậm phát triển (Developmental delay): Những trẻ bị rối loạn cảm giác hoặc các rối loạn khác đều có thể khiến trẻ chậm phát triển.
  • Chấn thương sọ não.
Những điều cần biết về rối loạn cảm giác 7
Trẻ bị tự kỷ có thể có những thay đổi về vùng não chịu trách nhiệm xử lý thông tin cảm giác

Đối với người lớn

Rối loạn cảm giác ở người lớn thường là hậu quả của một tổn thương thực thể, đột ngột như xuất huyết não, nhồi máu não hoặc tổn thương thần kinh cảm giác của hệ thần kinh trung ương như do chấn thương não.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)