Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh về đại tràng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý tại chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng hiện nay. Vấn đề quản lý và điều trị tốt bệnh lý đại tràng này sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt chất lượng cuộc sống. Để biết cách điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây!

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Bệnh đại tràng chức năng hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liên quan đến rối loạn vận động ống tiêu hóa như: Đại tràng dễ kích thích, tăng co bóp đại tràng, đại tràng quá mẫn cảm. Bệnh biểu hiện chủ yếu bởi các triệu chứng rối loạn phân nhưng khi thăm dò không có các tổn thương thực thể của đại tràng.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian sống. Chỉ một số ít người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng của họ bằng cách quản lý chế độ ăn uống, lối sống và căng thẳng. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc và tư vấn.

Hội chứng ruột kích thích không gây ra những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường gặp là đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Các triệu chứng có thể đơn độc hoặc phối hợp với nhau:

  • Đau bụng, chuột rút hoặc chướng bụng liên quan đến việc đi tiêu;
  • Những thay đổi về sự xuất hiện của nhu động ruột;
  • Thay đổi về tần suất bạn đi tiêu.

Triệu chứng đau bụng không có đặc điểm gì cố định, không có vị trí nhất định. Bệnh nhân có thể đau dọc khung đại tràng, đau tăng lên sau ăn, thậm chí chưa ăn xong đã gây đau bụng làm người bệnh phải ngừng ăn, khi ăn phải thức ăn lạ dễ gây đau bụng. Các yếu tố khác như lạnh, nóng cũng có thể gây đau. Đau có thể triền miên nhiều ngày những cũng có thể chỉ 1 – 2 ngày, một tháng có thể đau nhiều ngày, nhưng cũng có bệnh nhân nhiều tháng mới đau một lần.

Phân lỏng hoặc có thể sống, có dịch nhầy lẫn phân, lẫn bọt. Lượng nhầy hoặc bọt nhiều ít tùy theo từng bệnh nhân.

Phân táo: Phân trở nên rắn, chắc, số lần giảm, < 3 lần đại tiện/ tuần. Ngoài phân có thể có dịch nhầy bọc bên ngoài.

Ngoài ra các triệu chứng tại bụng cũng khá thường gặp: Bụng đầy hơi, ậm ạch, trung tiện nhiều, chán ăn, ăn không ngon miệng nhưng không có dấu hiệu sút cân. Toàn trạng không bị ảnh hưởng nhiều. Các triệu chứng khác ngoài tiêu hóa như nhức đầu, mất ngủ, bốc hỏa.

Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị 2
Hội chứng ruột kích thích có thể làm cho người bệnh ăn không ngon miệng

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng ruột kích thích

Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích có thể gây các biến chứng khác như:

  • Chất lượng cuộc sống kém: Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích từ trung bình đến nặng cho biết chất lượng cuộc sống kém. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc hội chứng ruột kích thích vắng mặt gấp ba lần số ngày làm việc so với những người không có các triệu chứng về ruột.
  • Rối loạn tâm trạng: Trải qua các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể làm cho IBS tồi tệ hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn có sự thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu hoặc các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích. Chúng có thể chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư ruột kết. Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Giảm cân;
  • Tiêu chảy vào ban đêm;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Thiếu máu do thiếu sắt;
  • Nôn mửa không giải thích được;
  • Khó nuốt;
  • Cơn đau dai dẳng không thuyên giảm khi đi ngoài ra hơi hoặc đi tiêu.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích do các nguyên nhân:

  • Tăng mẫn cảm tạng;
  • Rối loạn vận động ruột;
  • Thay đổi tính thấm ruột;
  • Viêm nhiễm lâm sàng;
  • Chủng vi khuẩn;
  • Yếu tố tâm lý.
Chia sẻ:

Kiểm tra nguy cơ trào ngược dạ dày

Những biểu hiện ợ nóng, ợ chua, buồn nôn có thể là cơ sở hình thành nguy cơ trào ngược dạ dày sau này. Kiểm tra ngay với 6 câu hỏi sau nhằm có hướng điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng của ruột gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, các triệu chứng phối hợp lẫn nhau.

Hội chứng ruột kích thích có điều trị dứt điểm được không?

Những ai dễ bị hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích có cần uống thuốc không?

Người bị hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)