Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Nếu giọng nói của bạn trở nên thô và khàn, có thể bạn đang có triệu chứng khàn tiếng. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi bạn nói quá to, nói liên tục, sau khi viêm họng hoặc cũng có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.
Khàn tiếng (hay còn gọi là khàn giọng) xảy ra khi giọng nói của bạn trở nên thô ráp, khàn, yếu hoặc âm thanh không trong như bình thường. Âm lượng (giọng to hoặc nhỏ) và cao độ (giọng cao hoặc thấp) của giọng nói cũng có thể bị thay đổi.
Khàn tiếng là một tình trạng khá phổ biến. Trong dân số chung, có khoảng một phần ba số người sẽ mắc triệu chứng khàn tiếng vào một thời điểm nào đó trong đời.
Giọng nói phụ thuộc vào sự hoạt động của dây thanh quản, thanh quản và các cấu trúc khác liên quan đến âm sắc và âm lượng. Dây thanh quản (dây thanh âm) là một trong những dây chằng của thanh quản. Khi bạn nói, không khí từ phổi đi ra và làm rung động hai dây thanh quản tạo ra giọng nói. Nếu dây thanh quản dày và chùng, rung động chậm dẫn đến tần số sóng thấp sẽ khiến giọng nói bạn trầm. Ngược lại, nếu dây thanh mảnh và căng, giọng nói bạn sẽ cao.
Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn bị khàn tiếng là:
Khàn tiếng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Nếu khàn tiếng không tự khỏi trong vòng một đến hai tuần, đặc biệt là nếu bạn không bị cảm lạnh hoặc cúm và gây khó khăn trong công việc, khiến chất lượng cuộc sống giảm, hoặc khàn tiếng liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, nuốt khó, sưng hạch bạch huyết vùng cổ, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai mũi họng để được bác sĩ đánh giá về tình trạng của mình. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn ho ra máu hoặc mất giọng hoàn toàn trong hơn một vài ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng mà bạn cần lưu ý. Một số nguyên nhân có thể không ảnh hưởng lớn đến đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân gây khàn tiếng đáng lo ngại và bạn cần được điều trị kịp thời. Các nguyên nhân bao gồm:
Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều: Nếu bạn nói quá lâu, hét quá to, hát quá nhiều hoặc nói ở âm vực cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, bạn có thể bị khàn tiếng.
Lão hóa: Dây thanh quản của bạn sẽ mỏng và yếu đi theo quá trình lão hóa. Việc giọng nói của bạn trở nên khàn hơn khi bạn già đi là điều hoàn toàn bình thường.
Cảm cúm hoặc viêm xoang cấp: Khàn tiếng sẽ tự thoái lui trong vòng một đến hai tuần.
Viêm thanh quản: Tình trạng này xảy ra khi dây thanh quản của bạn tạm thời bị sung huyết và sưng nề do dị ứng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD): Với triệu chứng điển hình là ợ nóng. GERD xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đôi khi acid có thể dâng cao lên đến tận nếp gấp thanh quản và gây tổn thương cấu trúc này. Bệnh lý này được gọi là trào ngược họng - thanh quản (Laryngopharyngeal Reflux - LPR).
Xuất huyết dây thanh quản: Nếu giọng nói của bạn đột nhiên biến mất hoặc bạn có thể nói nhưng không hát được, có thể bạn đã bị xuất huyết dây thanh quản. Điều này xảy ra khi một hoặc vài mạch máu trên dây thanh quản bị vỡ, khiến máu tràn vào các mô cơ.
Các bệnh lý và rối loạn thần kinh: Nếu bạn bị đột quỵ não hoặc bệnh Parkinson, các bệnh lý này có thể đã ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của các cơ trong thanh quản.
Hạt dây thanh, u nang và polyp dây thanh quản: Các hạt, polyp và u nang là những khối tăng trưởng không phải ung thư (lành tính) có thể hình thành trên dây thanh quản. Chúng hình thành do ma sát hoặc áp lực quá lớn khi bạn nói quá to hoặc nói quá nhiều trong một khoảng thời gian kéo dài.
Liệt dây thanh quản: Liệt dây thanh quản có nghĩa là một hoặc cả hai dây thanh quản không hoạt động bình thường. Một hoặc cả hai có thể không mở hoặc không đóng. Nguyên nhân chính thường khó nhận biết ngay, trong đó bao gồm chấn thương, ung thư vùng đầu - cổ - ngực hoặc các khối u lành tính chèn ép, nhiễm trùng, bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, đột quỵ não, bệnh Parkinson.
Ung thư thanh quản: Khàn tiếng kéo dài hơn ba tuần có thể là một triệu chứng báo động của ung thư thanh quản.
Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát hay còn gọi là u nhú thanh quản (Recurrent Respiratory Papillomatosis - RRP): Bệnh này gây ra các khối u không phải ung thư (lành tính) trên đường dẫn khí trong hệ thống hô hấp của bạn.
Khó phát âm do căng cơ: Là sự thay đổi trong âm lượng và cao độ của giọng nói do các cơ vùng thanh quản bị căng quá mức. Chính sự căng này ngăn cản giọng nói của bạn hoạt động hiệu quả. Khó phát âm do căng cơ là một dạng rối loạn cơ có thể xuất hiện trong quá trình viêm thanh quản và vẫn tồn tại cả sau khi dây thanh quản đã hết sung huyết.
Các nguyên nhân khác: Các vấn đề về tuyến giáp và chấn thương thanh quản có thể gây khàn giọng.
Hỏi đáp (0 bình luận)