Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Lao vú là một biểu hiện hiếm gặp của bệnh lao ngoài phổi, chiếm chưa đến 0,1% các bệnh lý về vú ở các nước phát triển, nhưng có tỷ lệ lên đến 3 – 4% tại các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao (Ấn Độ, Châu Phi). Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đã sinh nhiều con và đang cho con bú. Bệnh hiếm khi được ghi nhận ở nam giới, trước tuổi dậy thì, cũng như ở phụ nữ lớn tuổi. Biểu hiện thường gặp nhất của lao vú là một khối u ở giữa hoặc góc trên – ngoài của vú, tổn thương đa ổ hiếm khi được ghi nhận.
Lao (Tuberculosis) là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh thường gây ảnh hưởng ở phổi nhưng cũng có thể tác động đến các cơ quan khác của cơ thể như vú, cột sống, não hoặc thận.
Trường hợp đầu tiên mắc bệnh lao vú được ghi nhận bởi Sir Astley Cooper, người đã mô tả nó là “sưng hạch (scrofulous) ở ngực”. Biểu hiện thường gặp nhất của lao vú là một khối u ở giữa hoặc góc trên – ngoài của vú, trong khi tổn thương đa ổ ít gặp hơn. Lao vú có thể bị chẩn đoán nhầm với ung thư vú hoặc áp xe vú.
Lao vú thường biểu hiện dưới dạng một khối u đơn độc, bờ không rõ, cứng, nằm ở trung tâm hoặc góc trên – ngoài của vú. Khối u này có thể không phân biệt được với ung thư vú do tính chất bờ không đều, cứng và đôi khi dính vào da hoặc cơ, thậm chí là thành ngực.
Các triệu chứng khác có thể kèm theo như đau vú, cứng vú và sưng hạch bạch huyết ở nách cùng bên. Trong một số trường hợp, tổn thương có thể tiến triển thành loét da vú hoặc áp xe vú. Tuy nhiên, trường hợp tổn thương đa ổ và ở cả hai bên vú là hiếm gặp, xảy ra ở dưới 3% người bệnh.
Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm khi:
Việc thăm khám sớm giúp chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Chúng lây lan qua không khí và có thể xâm nhập vào phổi khi bạn hít phải. Đôi khi, vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có vú.
Vi khuẩn lao lây truyền qua không khí, tương tự như cảm lạnh hoặc cúm. Bạn chỉ có thể mắc bệnh lao nếu tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Khi một người bệnh lao đường hô hấp ho, hắt hơi, nói chuyện, cười hoặc hát, họ phát tán những giọt bắn nhỏ chứa vi khuẩn. Nếu bạn hít phải những giọt này, bạn có thể nhiễm bệnh. Do đó, những người bệnh lao hoạt động ở phổi hoặc họng có nguy cơ lây nhiễm cho người khác cao hơn. Nếu lao nằm ở các cơ quan khác ngoài phổi hoặc họng, nguy cơ lây nhiễm thường rất thấp.
Lao không dễ lây. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nhất khi tiếp xúc thường xuyên trong không gian kín với đồng nghiệp, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình mắc lao.
Lao vú là một dạng hiếm gặp của bệnh lao ngoài phổi, trong đó vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosistấn công mô vú. Bệnh thường bị nhầm lẫn với ung thư vú hoặc áp xe vú do triệu chứng có thể tương tự nhau.
Lao vú chủ yếu do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, có thể lây lan từ phổi hoặc các cơ quan khác đến vú qua đường máu, bạch huyết hoặc trực tiếp từ tổn thương lao lân cận.
Bệnh lao nói chung có thể lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc lao ở đường hô hấp. Tuy nhiên, lao vú không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người mà thường do nhiễm trùng từ bên trong cơ thể.
Xem thêm thông tin: Lao vú có lây không? Cách phòng ngừa bệnh lao vú hiệu quả
Có. Bệnh lao vú có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng lao theo phác đồ chuẩn (thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng). Bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh kháng thuốc.
Nếu điều trị không đúng cách hoặc bỏ dở liệu trình, lao vú có thể tái phát và trở nên khó điều trị hơn. Do đó, người bệnh cần uống thuốc đủ liều và tái khám định kỳ.