Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy
Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Loạn sản cổ tử cung (cervical dysplasia) là tình trạng tế bào bất thường phát triển trên bề mặt cổ tử cung. Đây là bệnh tiền ung thư, nếu không được điều trị có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Các tế bào bất thường nằm trên bề mặt (mô biểu mô) của cổ tử cung và không lan sâu hơn. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn sự phát triển thành tế bào ung thư.
Loạn sản cổ tử cung là dấu hiệu tiền ung thư trong đó trên bề mặt cổ tử cung của bạn xuất hiện các tế bào bất thường. Cổ tử cung là lỗ mở của tử cung và nằm ở cuối âm đạo. Loạn sản cổ tử cung còn được gọi là là tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN - Cervical Intraepithelial Neoplasia). “Trong biểu mô” có nghĩa là các tế bào bất thường hiện diện trên bề mặt biểu mô cổ tử cung và chưa xâm lấn qua lớp bề mặt đó. Từ “tân sinh” dùng để chỉ sự phát triển của các tế bào bất thường.
Loạn sản cổ tử cung thường không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc chứng loạn sản cổ tử cung sau khi phát hiện các tế bào bất thường trong quá trình phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) khi thăm khám định kỳ.
Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu bạn từ 21 tuổi trở lên và bạn chưa bao giờ được kiểm tra vùng chậu và làm xét nghiệm Pap.
Loạn sản cổ tử cung là dấu hiệu tiền ung thư của ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là do sự nhiễm trùng dai dẳng HPV (Human Papillomavirus) ở biểu mô cổ tử cung. Loại phổ biến nhất là HPV 16, loại này chiếm 50% trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68 là các loại HPV gây ung thư khác.
HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến và thường khỏi trong vòng 8 đến 24 tháng sau khi tiếp xúc. Nhiễm trùng dai dẳng dẫn đến chứng loạn sản, nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Quá trình này thường diễn ra chậm và diễn ra trong vài năm. Do sự tiến triển chậm của bệnh nhiễm trùng có thể xác định và điều trị được nên có thể thực hiện sàng lọc định kỳ bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và/hoặc xét nghiệm HPV tùy thuộc vào độ tuổi và tiền căn của người bệnh.
Được chẩn đoán mắc chứng loạn sản cổ tử cung có nghĩa là bạn có các tế bào bất thường trên cổ tử cung và có thể trở thành ung thư cổ tử cung. Các bước xử trí tiếp theo tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức khỏe của bạn và các yếu tố khác. Bác sĩ điều trị chính của bạn sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho bạn.
Không. Loạn sản cổ tử cung không gây ra triệu chứng. Các tế bào bất thường được tìm thấy trong quá trình xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, thường là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này.
Loạn sản cổ tử cung từng được phân loại là nhẹ, trung bình hoặc nặng, dựa trên nguy cơ các tế bào bất thường sẽ trở thành ung thư. Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) được phân loại theo thang điểm từ một đến ba.
Loạn sản cổ tử cung CIN1 hiếm khi trở thành ung thư và thường tự khỏi. CIN2 và 3 có nhiều khả năng, cần được điều trị để ngăn ngừa ung thư.
Xem thêm chi tiết: Những thông tin quan trọng cần biết về CIN 1 2 3 cổ tử cung
Có thể. Loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào bất thường sẽ chữa khỏi chứng loạn sản cổ tử cung trong khoảng 90% trường hợp. Chứng loạn sản cổ tử cung hiếm khi tiến triển thành ung thư. Khi nó tiến triển, nó diễn ra rất chậm, cho phép bác sĩ điều trị của bạn có thời gian can thiệp.
Nghe thấy từ “tiền ung thư” có thể đáng sợ nhưng điều quan trọng cần nhớ là hầu hết những người mắc chứng loạn sản cổ tử cung đều không bị ung thư. Nhận được chẩn đoán loạn sản cổ tử cung có nghĩa là bạn có thể, chứ không phải là bạn sẽ mắc ung thư cổ tử cung nếu bạn không có các phương pháp điều trị được khuyến nghị. Nếu ung thư hình thành, phải mất nhiều năm để phát triển, giúp bác sĩ của bạn có thời gian theo dõi, tìm và loại bỏ các mô có vấn đề.
Hỏi đáp (0 bình luận)