Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Loạn trương lực cơ là một tình trạng bệnh lý thần kinh dẫn tới rối loạn vận động. Bệnh làm mất đi sự điều hòa phối hợp giữa tủy sống và não bộ, từ đó dẫn tới những vận động hay cử động không kiểm soát được đồng thời lặp đi lặp lại nhiều lần. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm giảm những triệu chứng và chậm diễn tiến của bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra loạn trương lực cơ và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ là gì?

Loạn trương lực cơ là một rối loạn vận động nguyên nhân do mất đi sự điều hòa phối hợp giữa não bộ và tủy sống gây ra những chuyển động lặp lại nhiều lần hay những từ thế bất thường của người bệnh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới một cơ, một nhóm cơ hay toàn bộ cơ thể. Những cơn co thắt có thể từ nhẹ tới nặng. Chúng có thể gây đau đớn và run làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Loạn trương lực cơ thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, phụ nữ thì dễ mắc bệnh hơn nam giới.

Loạn trương lực cơ được phân loại theo 3 cách: Theo tuổi, theo vị trí và theo nguyên nhân.

Phân loại theo tuổi khởi phát:

  • Khởi phát sớm: Xảy ra ở những người dưới 26 tuổi.

  • Khởi phát muộn: Xảy ra những người trên 26 tuổi.

Loạn trương lực cơ được phân loại theo vị trí:

  • Loạn trương lực cơ cục bộ: Chỉ xảy ra ở một vùng duy nhất trên cơ thể.

  • Loạn trương lực cơ một đoạn: Ảnh hưởng tới hai hay nhiều vùng tiếp giáp nhau trên cơ thể.

  • Loạn trương lực cơ toàn thể: Ảnh hưởng tới hầu hết các vùng trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể.

Loạn trương lực cơ được phân loại theo nguyên nhân:

  • Loạn trương lực cơ nguyên phát: Thường không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào về thần kinh hay qua thăm khám. Khởi phát và diễn tiến của bệnh thường từ từ và không có tư thế cố định. Tuy nhiên, vùng loạn trương lực cơ lâu ngày đôi khi có hiện tượng cơ rút.

  • Loạn trương lực cơ thứ phát: Thường bắt nguồn từ một nguyên nhân đã mắc phải như bại não, chấn thương não, tủy sống, suy tuyến cận giáp, viêm não,… hay kèm theo những dấu hiệu thần kinh khác như co cứng, yếu cơ, mất thăng bằng, mắt cử động bất thường, suy giảm nhận thức,…

Triệu chứng loạn trương lực cơ

Những dấu hiệu và triệu chứng của Loạn trương lực cơ

Những triệu chứng của loạn trương lực cơ sẽ thay đổi từ nhẹ tới nặng và có thể ảnh hưởng tới những bộ phận khác nhau của cơ thể. Những dấu hiệu của loạn trương lực cơ là:

  • Ruột rút ở chân;

  • Nháy mắt không kiểm soát;

  • Khó nói;

  • Giật không tự chủ ở cổ;

  • Có những cử động lặp lại nhiều lần, đôi khi giống như run;

  • Những chuyển động cơ có thể bắt đầu ở một vùng trên cơ thể và lan qua những vùng khác trong một thời gian;

  • Những chuyển động cơ và tư thế bất thường trở nên trầm trọng hơn khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hay gắng sức kéo dài;

  • Chữ viết bắt đầu cẩu thả.

Biến chứng có thể gặp khi bị Loạn trương lực cơ

Biến chứng của loạn trương lực cơ tùy thuộc vào loại rối loạn, bao gồm:

  • Khó khăn khi cử động;

  • Thị giác yếu khi loạn trương lực cơ mi mắt;

  • Do sự co thắt liên tục của cơ bắp dẫn tới đau và mệt mỏi;

  • Trầm cảm, lo âu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân loạn trương lực cơ

Nguyên nhân dẫn đến Loạn trương lực cơ

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây loạn trương lực cơ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhận thấy có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh.

Loạn trương lực cơ nguyên phát:

  • Do di truyền;

  • Bị đột biến nhiễm sắc thể;

  • Do thoái hóa thần kinh;

  • Do đặc thù công việc.

Loạn trương lực cơ thứ phát:

  • Do stress, căng thẳng;

  • Tác dụng của một số thuốc;

  • Xuất huyết não;

  • Não thiếu oxy;

  • Bị một số bệnh như bệnh não anonic, ung thư phổi, u não, dị dạng mạch não,…

  • Do bị nhiễm trùng: Bệnh lao, viêm não;

  • Bị chấn thương sọ não hay chấn thương cột sống;

  • Đột quỵ.

Chia sẻ:

Hỏi đáp (0 bình luận)