Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng, bác sĩ luôn tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, bác sĩ đang giữ vai trò bác sĩ Trưởng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩPĂNG TING K'LiNa
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng, bác sĩ luôn tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, bác sĩ đang giữ vai trò bác sĩ Trưởng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Đau mắt đỏ là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Hiện tượng đỏ đi kèm với mắt đỏ xuất phát từ các mạch máu trên bề mặt mắt của bạn bị giãn nở (giãn ra) do một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Đỏ mắt là tình trạng giãn của mạch máu trên bề mặt nhãn cầu, có thể là hệ quả của nhiễm trùng, dị ứng, viêm, tăng nhãn áp. Một số phần của mắt có thể bị ảnh hưởng nhưng phổ biến nhất ở kết mạc nhưng cũng có thể là màng bồ đào (mống mắt), thượng củng mạc và củng mạc.
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ, có ghèn, chảy nhiều nước mắt, khó chịu với ánh sáng. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Dử ghèn thường có màu vàng hoặc xanh.
Triệu chứng thường gặp là cảm giác ngứa ngáy, có sạn hoặc như có cát trong mắt khi bị dị ứng, viêm kết mạc do vi rút hoặc khô mắt. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi, sốt, đau họng, mắt nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, ho, tai xuất hiện hạch.
Mắt đỏ là một tình trạng thường gặp trong thực hành lâm sàng. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị đỏ mắt cần được chuyển tuyến và điều trị nhãn khoa khẩn cấp, mặc dù phần lớn bệnh nhân có thể được điều trị bởi bác sĩ chăm sóc ban đầu.
Giảm thị lực, viêm giác mạc, sẹo giác mạc, mù lòa.
Thị lực của bạn thay đổi đột ngột.
Đi kèm với đau đầu dữ dội, đau mắt, sốt hoặc nhạy cảm bất thường với ánh sáng.
Bạn cũng cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.
Nguyên nhân là do dị vật hoặc hóa chất văng vào mắt.
Bạn đột nhiên bắt đầu nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh đèn.
Bạn cảm thấy như thể có gì đó ở trong mắt bạn.
Bạn bị sưng trong hoặc xung quanh mắt.
Bạn không thể mở mắt.
Vi khuẩn
Các viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra đều có thể gây biến chứng ở giác mạc. Những vi khuẩn gây đau mắt đỏ thường gặp là: Tụ cầu vàng: Thường liên quan đến cả viêm bờ mi.
H. Influenzae: Hay gặp ở trẻ em, kèm theo viêm tai giữa, S. Epidermidis, phế cầu, moraxella catarrhalis. Ngoài ra còn có đau mắt đỏ do lậu cầu. Nó cũng thuộc vi khuẩn nhưng được xếp ra riêng vì khả năng loét và nguy cơ thủng giác mạc rất nhanh, đặc biệt có liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.
Virus
Đây là nhóm tác nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất, chiếm đến hơn 80% các trường hợp. Phổ biến nhất trong số đó chính là Adenovirus gây nên viêm kết mạc - giác mạc dịch. Ít phổ biến hơn là Enterovirus, Coxsackie và virus Herpes.
Dị ứng
Đây là tình trạng khá phổ biến với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Các tác nhân gây dị ứng rất nhiều và khó xác định như: Bụi, phấn hoa, lông động vật, thuốc, hóa chất,… Người bệnh thường hay bị viêm kết mạc tái phát hoặc kéo dài.
https://www.msdmanuals.com/vi/
https://vncdc.gov.vn/cach-phong-benh-dau-mat-do-nd14385.html
https://www.drugs.com/mcs/red-eye
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mắt đỏ:
Mắt đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau và không phải lúc nào cũng dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nguyên nhân gây đỏ mắt (như viêm giác mạc, bong võng mạc,...) không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho mắt và dẫn đến mất thị lực.
Đeo kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ đau mắt đỏ do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm tích tụ nếu không vệ sinh đúng cách. Ngoài ra, dị ứng với vật liệu kính hoặc dung dịch làm sạch, tổn thương giác mạc khi đeo kính sai cách cũng là nguyên nhân.
Xem thêm thông tin: Thắc mắc: Tại sao đeo lens bị đỏ mắt?
Nhỏ nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào mắt bị đỏ có thể giúp làm sạch bụi bẩn hoặc chất kích thích ra khỏi mắt, đồng thời giữ ẩm và làm dịu mắt. Tuy nhiên, nếu mắt đỏ do nhiễm trùng (như viêm kết mạc, viêm mống mắt), nước muối sinh lý chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế điều trị chuyên khoa.
Xem thêm thông tin: Khi bị đau mắt đỏ nên làm gì? Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?
Nên đi khám bác sĩ nếu mắt đỏ kèm theo các triệu chứng sau:
Hỏi đáp (0 bình luận)