Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Rắn cắn

Rắn cắn là gì? Cách xử trí khi bị rắn cắn

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên

Đã kiểm duyệt nội dung

33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Rắn là một loại động vật bò sát ăn thịt, chúng sống khắp nơi trên trái đất. Hiện tại có khoảng hơn 20 họ được công nhận và hơn 3.000 loài được tìm thấy. Trong hơn 3.000 loài rắn thì chiếm khoảng 15% là rắn có nọc độc. Theo các báo cáo hàng năm tại Hoa Kỳ, có khoảng hơn 60.000 vết cắn và hơn 100 ca tử vong theo các dữ liệu được thu thập.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rắn cắn

Rắn cắn là gì?

Rắn cắn là tình trạng một người bị rắn cắn phải một trong những nơi trên bộ phận cơ thể. Nọc độc của loài rắn là một phức hợp phức tạp đa phần là protein, các enzyme có hoạt tính sinh học. Nọc rắn tuy gồm những enzyme có thể có vai trò khá quan trọng trong nghiên cứu cũng như y học, tuy nhiên các polypeptid nhỏ hơn có khả năng gây chết người. Khi nọc độc rắn vào cơ thể chúng sẽ gắn vào các thụ thể sinh lý khác nhau trong cơ thể và gây độc (Ví dụ như độc tố tan máu hemotoxin, độc tố tim mạch cardiotoxin, độc tố thần kinh neurotoxin, độc tố trên cơ myotoxin).

Ngay cả một vết cắn từ một con rắn vô hại cũng có thể nghiêm trọng, dẫn đến phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vết cắn của rắn độc có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau và sưng cục bộ, co giật, buồn nôn và thậm chí là tê liệt.

Triệu chứng rắn cắn

Những dấu hiệu và triệu chứng của rắn cắn

Khi bị một vết rắn cắn, dù là rắn không độc hoặc rắn độc thường sẽ gây ra các tác động mạnh như biểu hiện của hệ thần kinh giao cảm (như buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi, tiêu chảy, tim đập nhanh).

Trường hợp vết cắn từ rắn không độc thì vết cắn chỉ làm tổn thương tại vị trí bị cắn và không ảnh hưởng xấu đến tính mạng của nạn nhân.

Còn trong trường hợp bị rắn độc cắn, nạn nhân có những dấu hiệu nhiễm độc tố toàn thân hoặc cục bộ tùy thuộc vào loại độc tố loài rắn khi bị chúng cắn. Trường hợp nặng khi bị rắn cắn chính là sốc phản vệ đặc biệt đối với những nạn nhân trước đây đã từng bị rắn cắn.

Triệu chứng:

  • Tại chỗ: Dấu móc độc của răng rắn để lại, chảy máu, bầm tím, đau, sưng, viêm hạch lympho, đỏ nóng, nhiễm trùng, áp xe, sưng nề, có thể dẫn đến hoại tử mô.

  • Mắt: Nếu nọc độc của rắn bị văng vào mắt sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau như bị kim chích, chảy nước mắt, xuất hiện ghèn gỉ trắng, bỏng mắt đau rát dữ dội, xung huyết kết mạc, mắt bị sưng nề, nhìn mờ; biến chứng nặng hơn như gây sẹo giác mạc, loét giác mạc vĩnh viễn…

  • Toàn thân: Nôn, buồn nôn, yếu toàn thân, mệt lả…

  • Hệ tim mạch: Tụt huyết áp, ngất xỉu, phù phổi, rối loạn nhịp tim…

  • Hệ huyết học: Rối loạn quá trình đông máu, chảy máu tự phát hệ thống, chảy máu từ vết thương, ho ra máu, chảy máu âm đạo, bắt đầu có xuất hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết não….

  • Hệ thần kinh: Bất thường về khứu giác, ngủ gà, liệt mềm toàn thân, khó nuốt…

  • Hệ tiết niệu: Thận bắt đầu tình trạng thiểu niệu (nước tiểu ở người lớn < 500mL/24 giờ hoặc < 0,5ml/kg/h; đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh < 1ml/kg/h) hoặc nặng hơn có thể bị vô niệu, tiểu ra máu, tăng ure máu như toan hô hấp, đau ngực do viêm màng phổi…

  • Hệ cơ: Đau cơ, xuất hiện myoglobin niệu dẫn đến suy thận cấp, cứng hàm.

  • Vỡ cơ toàn thân: Đau cơ, cứng hàm, myoglobin niệu, suy thận cấp.

  • Nội tiết: Suy thượng thận cấp, hạ đường huyết, suy giáp, tuy tuyến sinh dục.

Tác động của rắn cắn đối với sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu thống kê có khoảng hơn 20 các thành phần khác nhau có trong nọc rắn; tuy nhiên đa phần là các độc tố polypeptides và các men. Trong đó, chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như sau:

Men tiền đống: Tác động đến quá trình đông máu – cầm máu, làm kích hoạt chúng, giúp hình thành sợi huyết, trong khi đó các hệ tiêu huyết có thể bẻ gãy các sợi huyết này và làm cho máu không đông lại.

Chất gây chảy máu (zinc metalloproteinase): Chất này khiến cho cơ thể bị chảy máu toàn thân tự phát do chúng làm tổn thương nội mô thành mao mạch máu.

Độc tố tế bào, hoại tử (chất độc proteolytic enzymes phospholipase A2): Tác động gây phù cục bộ, tăng tính thấm của màng tế bào, hủy hoại màng và mô tế bào.

Độc tố thần kinh tiền synapse (phospholipase A): Tác động vào quá trình giải phóng acetylcholine; gây tổn thương tận cùng các tế bào thần kinh.

Độc tố thần kinh hậu synapse (polypeptides): Tác động gây liệt cơ, cạnh tranh thụ thể thần kinh.

Biến chứng có thể gặp khi bị rắn cắn

Biến chứng lâu dài khi bị rắn cắn có thể là mất mô do cắt lọc, đoạn chi do hoại tử mô; viêm loét kéo dài, nhiễm trùng bội nhiễm, tiểu đường, viêm cơ xương khớp, suy thận mãn tính, suy tuyến yên mãn tính, suy thần kinh mãn tính….

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nạn nhân bị rắn cắn cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để có thể điều trị và hạn chế tối đa xảy ra các biến chứng, nặng nhất là có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân rắn cắn

Nguyên nhân dẫn đến rắn cắn

Giai đoạn sinh sản của rắn là trong khoảng thời gian mùa mưa, đặc biệt là các loài rắn độc.

Biến đổi khí hậu có thể làm cho mưa lũ kéo dài hoặc lũ lụt dẫn đến phá vỡ môi trường sống tự nhiên của rắn nên chúng phải tìm đến những nơi khác so với khu vực sống trước đây để sinh sản và duy trì nòi giống như vườn nhà, bụi cỏ hoặc có thể là nhà ở của con người. Nên đây cũng là lý do vì sao vào mùa mưa thì tỷ lệ nhập viện do rắn cắn gia tăng một cách đáng kể.

Ngoài ra, khác với nguyên nhân khách quan bên trên, vì một số nguyên nhân chủ quan khác như khai hoang, chặt phá rừng làm rẫy…. cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nơi sống của rắn bị thu hẹp lại nên chúng dễ đi tìm những nơi ẩn náu khác và có thể vô hình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta khi vô tình gặp phải rắn; đặc biệt là rắn độc có thể dẫn đến tử vong nếu như không chữa trị kịp thời.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rắn cắn

Khi bị rắn cắn, trẻ em hay người lớn gặp nguy hiểm cao hơn?

Bất kì ai khi bị rắn cắn đều đối mặt với nguy hiểm vô cùng cao. Trẻ em có khối lượng cơ thể thấp hơn so với người lớn, vì vậy khi bị rắn cắn thì trẻ em sẽ rơi vào tình trạng nặng hơn.

Có nên hút máu chỗ rắn cắn hay không?

Nước trà có tác dụng gì trong xử lý vết rắn cắn?

Khoảng thời gian phải đưa nạn nhân bị rắn cắn đến cơ sở y tế là bao lâu?

Sau khi điều trị rắn cắn thì nên ăn gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)