Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt. Dó đó, nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là điều cần thiết giúp bạn phòng và chữa bệnh được hiệu quả nhất.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một nhóm các tình trạng xảy ra khi hệ tiêu hóa không hoạt động như bình thường. Các chuyên gia y tế chia chúng thành hai loại: Rối loạn đường tiêu hóa hữu cơ và chức năng.

Rối loạn đường tiêu hóa hữu cơ xảy ra khi có những bất thường về cấu trúc trong hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa không thể hoạt động bình thường.

Trong rối loạn tiêu hóa chức năng, đường tiêu hóa dường như bình thường về cấu trúc nhưng vẫn không hoạt động tốt.

Một số rối loạn tiêu hóa phổ biến hơn bao gồm: Hội chứng ruột kích thích (IBS), sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non (SIBO), bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), sỏi mật, bệnh celiac, Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng (UC).

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn đường tiêu hóa là gì?

Các triệu chứng của ợ nóng bao gồm khó chịu ở vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.

Những triệu chứng của viêm đường ruột bao gồm đau hoặc khó chịu ở vùng bụng; thay đổi về mức độ, tần suất và đặc điểm của chất thải khi đi đại tiện.

Hội chứng kích thích ruột gây ra các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn đại tiện, chán ăn và sụt cân, ra mồ hôi vào ban đêm, chảy máu trực tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Một số nguyên nhân phổ biến sau dẫn đến rối loạn tiêu hóa:

Viêm đại tràng: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây nên hội chứng ruột kích thích.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày: Các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng,… gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.

Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.

Chế độ ăn uống: Nạp vào cơ thể những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, những chất có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa đều có thể gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, ăn uống không đúng bữa, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Sử dụng nhiều thức uống có cồn: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn tiêu hóa

Những loại thuốc nào có thể được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa?

Để điều trị rối loạn tiêu hóa, có thể sử dụng một số loại thuốc tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể. Thuốc kháng axit, như antacid, giúp giảm triệu chứng ợ nóng và đầy hơi. Thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị táo bón, trong khi thuốc chống tiêu chảy như loperamide giúp kiểm soát tiêu chảy. Ngoài ra, men vi sinh (probiotic) có thể được bổ sung để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm các triệu chứng khó chịu. Đối với các trường hợp đau quặn bụng, thuốc chống co thắt cơ trơn như dicyclomine có thể được kê đơn để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa có ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh không?

Tại sao căng thẳng có thể gây rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể như thế nào?

Việc duy trì chế độ ăn uống như thế nào có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa?

Hỏi đáp (0 bình luận)