Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Rôm sảy là tình trạng tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi, do đó mồ hôi bị giữ lại dưới da dẫn đến sẩn ngứa, cảm giác châm chích, khó chịu, đôi khi gây đau khi chạm vào. Đây là tình trạng thường xảy ra nhất trong thời tiết ấm áp, ẩm ướt ở trẻ em và người lớn nhưng đôi khi có thể xảy ra trong thời tiết mát mẻ ở bệnh nhân mặc quần áo dày, nhập viện hoặc nằm liệt giường. Tình trạng bệnh này thường tự khỏi khi da được làm mát, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt cần điều trị.
Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt (Heat rash, prickly heat hoặc miliaria), đây là tình trạng không chỉ gặp phải ở trẻ em mà người lớn cũng bị ảnh hưởng, tình trạng này dễ xảy ra khi thời tiết nóng ẩm. Rôm sảy phát triển khi các lỗ chân lông (ống dẫn mồ hôi) bị tắc nghẽn, mồ hôi bị giữ lại dưới da. Các triệu chứng bao gồm từ mụn nước trên bề mặt hoặc ở sâu trong da, các mụn đỏ, có thể gây đau khi chạm vào. Một số dạng rôm sảy có cảm giác như kim châm hoặc ngứa dữ dội, tuy nhiên không gây nguy hiểm.
Rôm sảy thường tự khỏi, không cần điều trị, một số trường hợp đặc biệt có thế dẫn đến các biến chứng cần phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để giảm các triệu chứng là làm mát da và ngăn tiết mồ hôi.
Ở người lớn rôm sảy thường xảy ra ở các nếp gấp da và nơi quần áo gây ma sát, trong khi đó ở trẻ sơ sinh, rôm sảy chủ yếu xuất hiện trên cổ, vai và ngực, một vài trường hợp cũng có thể xuất hiện ở nách, nếp gấp khuỷu tay và bẹn.
Các triệu chứng thông thường của rôm sảy bao gồm xuất hiện các mụn đỏ nhỏ và ngứa trên da, có thể gây cảm giác như kim châm, đau nhói. Tuy nhiên, tùy theo độ sâu của ống dẫn mồ hôi bị tắc sẽ có các loại rôm sảy khác nhau, và tương ứng các dấu hiệu và triệu chứng cũng khác.
Rôm sảy dạng tinh thể (Miliaria crystallina): Đây là tình trạng tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi ở lớp thượng bì, gây ứ đọng mồ hôi dưới da, biểu hiện bằng các mụn nước nhỏ, trong suốt, chứa đầy dịch, dễ vỡ.
Rôm sảy đỏ (Miliaria rubra): Là tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi ở giữa thượng bì gây ứ đọng mồ hôi ở lớp thượng bì và trung bì, biểu hiện bằng các nốt sưng đỏ, mẩn ngứa, cảm giác như bị kim châm ở vị trí nổi mẩn.
Miliaria pustulosa: Tương tự như miliaria rubra nhưng biểu hiện là các mụn mủ (các mụn bị viêm và chứa đầy mủ) chứ không phải là mụn nước (chứa chất lỏng).
Rôm sảy sâu (Miliaria profunda): Là tình trạng tắc nghẽn ở lối vào của ống dẫn mồ hôi vào nhú da ở màng cơ bản thượng bì, mồ hôi bị giữ lại ở lớp hạ bì, một lớp sâu dưới da. Nó gây ra những nốt sần có kích thước lớn, sần sùi và sâu hơn so với miliaria rubra, thường gây đau.
Rôm sảy có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, đặc biệt là trẻ em. Trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, dẫn đến khả năng mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa hoặc tay chân miệng, nhiễm virus…và sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác.
Rôm sảy thường lành tính, nhưng nó có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn, gây ra mụn mủ bị viêm, các vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da.
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng không biến mất sau 3 – 4 ngày, tình trạng phát ban trở nên nặng hơn hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng như:
Tăng đau, sưng, đỏ hoặc ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng;
Chảy mủ từ các tổn thương;
Sưng hạch bạch huyết ở nách, cổ hoặc bẹn;
Sốt hoặc ớn lạnh.
Rôm sảy xảy ra khi một số ống dẫn mồ hôi bị tắc. Mồ hôi sẽ ứ đọng lại ở dưới da, gây ra tình trạng viêm và phát ban.
Tuy nhiên, còn có một số nguyên nhân khác có có dẫn đến rôm sảy chứ không nhất thiết là do tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi gây ra. Các nguyên nhân bao gồm:
Các ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành: Các ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có thể vỡ ra dễ dàng hơn và lúc đó mồ hôi bị giữ lại bên dưới da. Rôm sảy có thể xảy ra trong tuần đầu tiên sau sinh, đặc biệt nếu trẻ sơ sinh được ủ ấm trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm, chật hoặc bị sốt.
Khí hậu nhiệt đới: Thời tiết nóng ẩm có thể gây rôm sảy.
Hoạt động thể chất: Tập thể dục cường độ cao hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến việc tiết mồ hôi tăng lên.
Quá nóng: Mặc quần áo quá ấm hoặc ngủ dưới chăn điện có thể dẫn đến rôm sảy.
Những người nằm liệt giường: Rôm sảy cũng có thể xảy ra ở những người nằm trên giường trong thời gian dài, đặc biệt trong trường hợp họ bị sốt.
Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/symptoms-causes/syc-20373276
Webmed: https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-heat-rash-basics
msdmanuals: https://www.msdmanuals.com/vi/chuy
Rôm sảy thường không nguy hiểm nhưng có thể khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được chăm sóc, rôm sảy có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn và các biến chứng khác.
Rôm sảy thường tự khỏi trong vòng ba đến bốn ngày nếu không gây kích ứng thêm cho da. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc kích ứng, các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần.
Xem thêm thông tin: Rôm sảy bao lâu thì hết? Cách điều trị hiệu quả
Trẻ bị rôm sảy không tự hết hoàn toàn và có thể tái phát khi trời nóng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng, gây tổn thương da và nhiễm trùng.
Rôm sảy thường không để lại sẹo nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không can thiệp sớm, rôm sảy có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ. Việc gãi do ngứa cũng có thể làm mụn vỡ ra, gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
Xem thêm thông tin: Rôm sảy có để lại sẹo không – Những điều mẹ cần làm để đảm bảo an toàn
Khi trẻ bị rôm sảy, nên kiêng các thực phẩm như: đồ hộp, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay, thực phẩm nhiều đường, trái cây có tính nóng và đồ uống có chất kích thích. Những món này có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm thông tin: Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?
Hỏi đáp (0 bình luận)