Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Sa trực tràng là tình trạng bệnh lý một phần trực tràng trượt ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng ảnh hưởng đến khoảng 2,5 trong số 100.000 người. Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc tình trạng này cao gấp sáu lần nam giới. Các trường hợp bệnh nhẹ thường được điều trị bằng quấn bằng và thuốc mà không cần phẫu thuật. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.
Sa trực tràng là tình trạng một phần của đoạn cuối ruột già (trực tràng) trượt ra ngoài hậu môn. Mặc dù sa trực tràng thường gây khó chịu nhưng hiếm khi cần phải cấp cứu.
Bệnh sa trực tràng có thể được điều trị bằng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn đặt hậu môn và các loại thuốc khác. Bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị sa trực tràng.
Nếu bị sa trực tràng, bệnh nhân có thể nhận thấy một khối màu hơi đỏ sa ra ngoài hậu môn, thường là căng khi đi đại tiện. Phần trực tràng này có thể trượt trở lại bên trong hậu môn hoặc vẫn có thể nhìn thấy được.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Không thể kiểm soát nhu động ruột (đại tiện không kiểm soát);
Táo bón hoặc tiêu chảy;
Rỉ máu hoặc chất nhầy từ trực tràng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cảm thấy trực tràng không rỗng hoàn toàn sau khi đại tiện.
Nguyên nhân gây ra sa trực tràng vẫn chưa được xác định rõ. Một giả thuyết phổ biến rằng sa trực tràng có liên quan đến việc sinh con, nhưng khoảng một phần ba phụ nữ mắc chứng này chưa từng sinh con.
1. https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/anorectal-disorders/rectal-prolapse-and-procidentia
2. https://emedicine.medscape.com/article/2026460-overview
3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rectal-prolapse/diagnosis-treatment/drc-20450472
Để phòng ngừa sa trực tràng, nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị, duy trì lối sống tích cực và hạn chế căng thẳng. Tập thể dục và vận động điều độ giúp hỗ trợ nhu động ruột. Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) và duy trì chế độ ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần duy trì chế độ ăn ít chất xơ trong vài tuần để trực tràng nghỉ ngơi, sau đó bổ sung chất xơ để tránh tái phát. Đại tiện vào một thời điểm nhất định và tránh rặn quá mức cũng giúp phòng ngừa hiệu quả.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sa trực tràng bao gồm mang thai, từng phẫu thuật đại tràng, mắc các bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt lành tính, COPD, bệnh xơ nang, ho gà và rối loạn chức năng sàn chậu. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng như giun chỉ, sán máng và các rối loạn thần kinh hoặc rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón cũng là các yếu tố nguy cơ cao.
Phương pháp điều trị sa trực tràng bao gồm điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể cố định bằng băng quấn để giúp tình trạng tự hồi phục. Với người lớn, phẫu thuật cắt bỏ phần ruột bị trượt ra ngoài thường là cần thiết để điều trị triệt để. Ngoài ra, thuốc làm mềm phân như dung dịch polyethylene glycol và lactulose cũng được sử dụng để giảm áp lực lên trực tràng và ngăn ngừa táo bón. Các phương pháp điều trị này giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng sa tái phát.
Sa trực tràng có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày do những triệu chứng như đau rát, rỉ máu, không kiểm soát được đại tiện và cảm giác trực tràng không rỗng hoàn toàn sau khi đại tiện. Những tình trạng này gây ra sự khó chịu, cản trở việc duy trì chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của người bệnh, bao gồm cả việc ngồi lâu hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
Sa trực tràng thường có triệu chứng giống với bệnh trĩ nên có thể bị nhầm lẫn. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp như khám trực tràng bằng tay, đo áp lực hậu môn và nội soi đại tràng để loại trừ các bệnh lý khác như polyp hoặc ung thư ruột kết. Ngoài ra, quy trình xác định vị trí kết hợp với chụp X-quang hoặc MRI cũng giúp xác định các thay đổi cấu trúc trong và xung quanh đường tiêu hóa dưới.
Hỏi đáp (0 bình luận)