Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Tăng áp phổi xảy ra khi áp lực trong mạch máu dẫn từ tim đến phổi tăng cao. Khi bị tăng áp phổi, mạch máu đến phổi sẽ phát triển các cơ thành mạch tăng lên. Bình thường, tim bơm máu từ thất phải đến phổi để lấy oxy, bởi vì máu không phải di chuyển quá xa nên áp lực trong động mạch đưa máu từ thất phải đến phổi thường thấp (thấp hơn nhiều so với huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương). Khi áp lực trong động mạch này tăng quá cao, các động mạch trong phổi có thể bị thu hẹp và máu không lưu thông tốt như bình thường, dẫn đến lượng oxy trong máu ít hơn.
Tăng áp phổi (Pulmonary Hypertension) hay còn gọi là tăng áp động mạch phổi là tình trạng ảnh hưởng đến các mạch máu bên trong phổi. Bệnh xuất hiện khi áp lực trong các mạch máu phổi cao hơn bình thường. Khoảng 1% người dân trên thế giới bị tăng áp phổi.
Tăng áp phổi khiến tim phải của bạn phải làm việc vất vả hơn bình thường để bơm máu vào phổi. Điều này có thể làm tổn thương tim và gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực và chóng mặt.
Tăng áp phổi được chia thành năm nhóm khác nhau:
Các triệu chứng tăng áp phổi đôi khi rất khó nhận biết. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng diễn tiến trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán. Điều này là do nhiều triệu chứng của tăng áp phổi cũng giống triệu chứng của các tình trạng bệnh lý khác.
Một số triệu chứng của tăng áp phổi bao gồm:
Các triệu chứng có thể diễn tiến nặng tăng dần theo thời gian hoặc tập thể dục, có thể hạn chế khả năng tham gia các hoạt động thể chất của người bệnh. Ví dụ, trong giai đoạn đầu của bệnh tăng áp phổi, bạn có thể chỉ bị khó thở khi tập thể dục. Khi bệnh tiến triển, tình trạng khó thở sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Các biến chứng của tăng áp phổi bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên của tăng áp phổi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm tăng áp phổi sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây tăng áp phổi không phải lúc nào cũng rõ ràng. Hơn 50% trường hợp tăng áp phổi trên toàn thế giới không rõ nguyên nhân. Một số tình trạng bệnh lý có thể làm tổn thương, thay đổi hoặc tắc nghẽn các mạch máu của động mạch phổi, có thể dẫn đến tăng áp phổi.
Một số ví dụ về tình trạng bệnh lý bao gồm:
Hầu hết các trường hợp tăng áp phổi không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh tăng áp phổi mạn tính do huyết khối (CTEPH) ở một số người.
Tuổi thọ trung bình của mỗi người mắc bệnh tăng áp phổi là khác nhau. Tùy thuộc vào việc bạn được chẩn đoán sớm hay muộn và bạn có mắc phải những tình trạng bệnh lý nào khác không. Tăng áp phổi là một căn bệnh tiến triển. Điều đó có nghĩa là bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh tiến triển nhanh hơn ở một số người so với những người khác. Điều trị có thể cải thiện cơ hội sống sót sau bệnh tăng áp phổi của bạn trong nhiều năm.
Xem thêm thông tin: Tăng áp phổi sống được bao lâu?
Nếu không điều trị, tăng áp phổi sẽ dẫn đến suy tim và cuối cùng là tử vong. Điều trị có thể giúp bạn sống lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Bác sĩ của bạn sẽ đưa ra những khuyến nghị cụ thể. Điều quan trọng nhất là việc giảm lượng natri nạp vào cơ thể. Tránh các sản phẩm thịt hun khói, thịt muối, thịt đóng hộp; mua thực phẩm có ít natri hoặc ít muối; hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn. Bên cạnh đó, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, trái cây và rau); thực phẩm giàu kali (như trái cây sấy khô, chuối và cam); thực phẩm giàu magie (như đậu phộng, đậu phụ và bông cải xanh); hạn chế thực phẩm có chứa đường tinh luyện, chất béo bão hòa và cholesterol.
Tăng áp phổi có thể gây tác động đến toàn bộ cơ thể với các biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu, loạn nhịp tim, tăng khả năng hình thành cục máu đông trong động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tăng áp động mạch phổi có thể khiến tim phải làm việc quá sức, dễ gây suy tim. Các triệu chứng thường rất nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Hỏi đáp (0 bình luận)