Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Thoái hóa khớp gối là tình trạng suy giảm dần sụn khớp, thường xảy ra do quá trình mài mòn và rách nát theo thời gian, đặc biệt ở người cao tuổi. Điều này gây đau, cứng khớp, và hạn chế chuyển động. Điều nảy làm ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là quá trình biến đổi cấu trúc sụn và xương dưới sụn, đồng thời hình thành các gai xương. Điều này có thể dẫn đến biến dạng của khớp và ảnh hưởng đến các cấu trúc khác trong khớp như màng hoạt dịch, dây chằng và sụn chêm.

Khi khớp bị thương tổn nặng, chất lượng của dịch khớp suy giảm dần, làm tăng ma sát giữa các đầu khớp và dẫn đến sự hao mòn nghiêm trọng của sụn khớp gối. Điều này làm hẹp khe khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối, gây đau và làm vận động trở nên khó khăn. Thoái hóa khớp gối cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp, gây ra các triệu chứng cấp tính hơn trong các tình huống nhất định.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Những triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Đau ở phần trước hoặc bên trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.
  • Đau nhức đầu gối tăng dần và kéo dài theo thời gian.
  • Khớp gối bị cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu, mất linh hoạt.
  • Khớp gối có thể bị sưng to.
  • Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, dẫn đến mất chức năng vận động.
  • Khớp gối không thể duỗi thẳng được.
  • Khớp gối không thể gập hoàn toàn vào được.

Những triệu chứng này cho thấy sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp gối, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: Nhận biết ngay 6 triệu chứng thoái hóa khớp gối

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

thoái hóa khớp gối 1.jpg
Thoái hóa khớp gối biến đổi cấu trúc sụn và xương dưới sụn gây đau, khó khăn khi di chuyển

Xem thêm: Nên khám đau khớp gối ở đâu uy tín và an toàn?

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối là do tuổi tác. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp đáng kể ở độ tuổi sớm hơn.

  • Lớn tuổi: Khả năng chữa lành của sụn giảm dần khi lớn tuổi.
  • Cân nặng: Trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối.
  • Di truyền: Điều này bao gồm các đột biến di truyền có thể làm cho một người có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Nó cũng có thể là do di truyền bất thường về hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới.
  • Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: Đây thường là kết quả của loại công việc mà một người có. Những người có một số công việc bao gồm nhiều hoạt động có thể gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng, có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối do áp lực liên tục lên khớp.
  • Vận động viên: Các vận động viên tham gia chơi bóng đá, quần vợt hoặc chạy đường dài có thể có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
  • Các bệnh khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp, cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Những người bị một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách phòng ngừa

thoái hóa khớp gối 5.jpg
Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Do bệnh thoái hóa khớp gối bắt nguồn từ cơ chế lão hóa tự nhiên của cơ thể người nên rất khó để có thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, các triệu chứng của thoái hóa khớp khối có thể được hạn chế một cách đáng kể. Điều này có thể giúp bệnh nhân giảm được các cơn đau nhức và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Xem thêm thông tin: Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Khi nào bệnh nhân thoái hóa khớp gối được chỉ định thay khớp gối?

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối có nên uống canxi không?

Hỏi đáp (0 bình luận)