Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thoát vị thành bụng là sự di chuyển của các tạng trong ổ bụng qua vùng thành bụng yếu hay do khuyết tật bẩm sinh. Nhiều thoát vị thành bụng không có triệu chứng nhưng một số lại bị kẹt hay bị thắt lại gây đau và cần phải phẫu thuật ngay. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, phương pháp điều trị là phẫu thuật.
Thoát vị thành bụng là sự di chuyển của các tạng trong ổ bụng qua vùng thành bụng yếu hay do khuyết tật bẩm sinh. Vùng thành bụng yếu có thể do vết mổ cũ (thoát vị vết mổ) hay ở nơi mà thành bụng không có cơ, chỉ có lớp niêm mạc che phủ. Thoát vị thành bụng khá dễ nhận biết vì trên bụng có một lỗ hổng và tạng bị đẩy nhô ra ngoài.
Phân loại thoát vị thành bụng dựa vào vị trí:
Thoát vị thành bụng.
Thoát vị háng.
Khoảng 75% các trường hợp thoát vị trong ổ bụng là thoát vị bẹn. 10 – 15% trường hợp là thoát bị vết mổ. Thoát bị đùi và các thoát vị khác không thường gặp chiếm từ 10 – 15%.
Thoát vị nghẹt là loại thoát vị bị thiếu máu do cản trở cơ học các dòng cung cấp máu. Sự nghẹt này có thể gây ra nhồi máu ruột, viêm phúc mạc và thủng ruột.
Thoát vị thành bụng bao gồm các loại:
Thoát vị trên rốn;
Thoát vị Spiegelian;
Thoát vị thượng vị;
Thoát vị rạch (bụng).
Thoát bị rốn thường là bẩm sinh nhưng vẫn có trường hợp mắc phải ở người béo phì, phụ nữ mang thai, cổ trướng hay lọc màng bụng kéo dài.
Thoát vị Spiegelian là thoát vị hiếm gặp, xảy ra khi một phần ống tiêu hóa trượt ra khỏi lớp cơ thành bụng trên.
Thoát vị thượng vị thường xảy ra ở vùng giữa hạ sườn và rốn, khối thoát vị thường chứa mô mỡ, do sự hình thành bất thường decussations của linea alba.
Thoát vị vết mổ là thoát vị qua đường rạch do các phẫu thuật bụng trước đây.
Thoát vị háng bao gồm:
Thoát vị bẹn
Thoát vị đùi
Thoát vị bẹn xảy ra trên dây chằng, gồm có thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị bẹn gián tiếp. Thoát bị bẹn trực tiếp là tạng thoát vị qua điểm yếu quả thành bẹn, còn gián tiếp là tạng thoát vị qua ống phúc tinh mạc.
Thoát vị đùi xảy ra dưới dây chằng bẹn nằm trên các mạch đùi, sâu đến đường iliopubic.
Đa số các bệnh nhân sẽ phàn nàn về khối u ở trên bụng, gây sự khó chịu một cách mơ hồ hoặc là không có triệu chứng. Hầu hết các thoát vị (kể cả các thoát vị có kích thước lớn) có thể nhỏ lại nhờ việc đẩy tạng lên bằng tay khi đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg. Tuy nhiên, đối với thoát vị nghẹt không thể dùng cách này để làm nhỏ lại, thậm chí thoát vị này có thể gây tắc ruột nếu không được xử lý.
Thoát vị nghẹt gây các cơn đau tăng dần liên tục, triệu chứng điển hình là buồn nôn và nôn. Các triệu chứng của thoát vị thường là khối mềm, vùng da bao lấy đỏ lên, có thể có viêm phúc mạc tùy vị trí, ấn vào sẽ thấy đau, co cứng.
Thoát vị thành bụng có triệu chứng, các tạng bị nghẹt hay kẹt cần được phẫu thuật kịp thời, nếu không sẽ làm máu không tới nuôi được vùng này, gây hoại tử và có thể dẫn đến tử vong.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây thoát vị thành bụng có thể do bẩm sinh, bệnh lý hay các vết rạch mổ cũ khiến cho các cơ thành bụng bị hở hay yếu. Sự khiếm khuyết này làm tạng trượt ra và tạo một khối nhô lên ở thành bụng.
Bệnh thoát vị thành bụng có thể rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu khối thoát vị bị nghẹt, các thành phần bên trong như ruột có thể bị siết chặt, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và nguy cơ hoại tử. Điều này có thể gây tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.
Bệnh nhân thoát vị thành bụng không nhất thiết phải phẫu thuật ngay lập tức nếu tình trạng không có biến chứng. Tuy nhiên, nếu khối thoát vị bị nghẹt, các cơ quan bên trong như ruột bị siết chặt và không nhận đủ máu, nguy cơ hoại tử và tử vong sẽ rất cao. Trong trường hợp này, phẫu thuật là điều cần thiết để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân nên tuân theo chỉ định phẫu thuật của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm thông tin: Phẫu thuật thoát vị thành bụng là gì?
Thoát vị thành bụng có thể tái phát sau phẫu thuật trong khoảng 10-20% trường hợp. Điều này thường xảy ra nếu vết mổ không lành hoàn toàn hoặc nếu có yếu tố làm suy yếu thành bụng. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát có thể giảm đáng kể nếu bệnh nhân tuân thủ các chỉ định sau phẫu thuật và chăm sóc vết mổ đúng cách. Trong một số ít trường hợp, việc điều trị muộn hoặc sai cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Thoát vị thành bụng không thể tự lành và cần được can thiệp phẫu thuật để điều trị triệt để. Mặc dù trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được trì hoãn trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, tuy nhiên, khi bệnh nhân có triệu chứng hoặc xuất hiện các biến chứng như nghẹt ruột, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để khắc phục tình trạng này và ngăn ngừa nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Sau phẫu thuật thoát vị thành bụng, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống nhẹ nhàng trong vài ngày đầu để tránh gây căng thẳng cho cơ bụng và cơ ruột. Các thực phẩm phù hợp bao gồm sữa, sữa chua nguyên chất, rau củ xay nhuyễn và nước uống dinh dưỡng không chứa socola. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn các loại trái cây giàu nước như dưa hấu, táo, lê, chuối, hoặc các thực phẩm giàu chất xơ như bí, cà tím. Protein nạc từ thịt bò, thịt lợn, cá và ức gà cũng rất tốt cho quá trình phục hồi.
Hỏi đáp (0 bình luận)