Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Nó được gọi với cái tên “kẻ hủy diệt thầm lặng” của phụ nữ. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó diễn ra âm thầm, lặng lẽ và tàn phá sức khỏe người phụ nữ. Những kiến thức sau sẽ giúp có cái nhìn tổng quát về căn bệnh nguy hiểm này.
Mỗi người phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng, mỗi buồng trứng có kích thước tương đương với hạt thị và chúng nằm ở trong khung chậu. Đây là một trong những cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ.
Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ progesterone và estrogen. Progesterone và estrogen có tác động đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.
Ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không tuân theo nhu cầu của cơ thể và không theo sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô và cơ quan xung quanh. Ngoài ra, có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ theo thống kê khoảng 4,6/ 100.000 người. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng nhưng phụ nữ ở độ tuổi ngoài 50 thường gặp nhất.
Có ba loại ung thư buồng trứng:
Ung thư biểu mô buồng trứng: Loại ung thư này phổ biến nhất, xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trên bề mặt của buồng trứng;
Ung thư tế bào mầm: Hiếm gặp hơn ung thư biểu mô buồng trứng, bắt nguồn từ những tế bào có chức năng sản xuất trứng;
Buồng trứng của phụ nữ nằm sâu trong cơ thể, nên những triệu chứng ban đầu của ung thư rất khó để nhận biết. Thường các dấu hiệu của ung thư buồng trứng được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn sau. Vì vậy, để chủ động bảo vệ sức khỏe và tầm soát sớm ung thư, không nên bỏ qua các dấu hiệu sau:
Đầy hơi, chướng bụng: Một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nó thường được bỏ qua hoặc dễ nhầm lần với các bệnh đường tiêu hóa khác.
Đau bụng hoặc đau âm ỉ kéo dài: Cơn đau xuất hiện bất thường hoặc âm ỉ kéo dài kèm theo sự rối loạn kinh nguyệt hàng tháng.
Chán ăn, ăn không ngon miệng: Hầu hết phụ nữ khi mắc căn bệnh này thường chán ăn, không thèm ăn và ăn ít đã thấy no. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo luôn là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm. Nếu có máu bất thường ở âm đạo, cùng những cơn đau âm ỉ kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới.
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
Thường xuyên tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang.
Giảm hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân.
Quan hệ tình dục cảm giác đau.
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như trên, phụ nữ cần nên gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phát hiện ra các triệu chứng bất thường khi ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn cuối.
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Nếu không được điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng và cơ hội sống trên 5 năm ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất thấp.
Trong hầu hết các trường hợp, thời gian sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng phụ thuộc vào tình trạng phát triển bệnh, giai đoạn và những tổn thương thực thể gây ra. Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra để có thể tiên lượng chính xác.
Ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay từ giai đoạn 1 thì cơ hội sống của bệnh nhân trên 5 năm lên đến 95% kể từ lúc phát hiện bệnh;
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 70%;
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn 3, tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 39%;
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống trên 5 năm rất thấp.
Ngoài ra, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tiền sử bệnh tật, độ tuổi mắc bệnh, khả năng đáp ứng điều trị… nhưng việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn càng sớm giúp mang lại hiệu quả và cơ hội sống càng cao.
Do đó, khuyến cáo không được chủ quan các triệu chứng bất thường mà cơ thể gặp phải. Cần đến ngay bác sĩ phụ khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.
Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.
Bệnh phát triển dựa trên sự phân chia không kiểm soát của các tế bào trong buồng trứng. Khối u có thể xuất phát từ buồng trứng, cũng có thể di căn đến từ các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư buồng trứng hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng:
Lịch sử gia đình, gen di truyền: Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh là kết quả của một xu hướng di truyền. Sự đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh về buồng trứng.
Tiền sử bản thân: Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
Phụ nữ mãn kinh: Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh phát triển sau khi phụ nữ đã bước vào giai đoạn mãn kinh, với đa số các trường hợp được chẩn đoán ở phụ nữ từ 65 tuổi trở lên.
Béo phì, thừa cần khó kiểm soát: Tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ béo phì. Việc dư thừa năng lượng cùng khối lượng chất béo lớn ở vùng bụng gây cản trở quá trình lưu thông máu và các hoạt động sinh lý tự nhiên, nội tiết tố tại buồng trứng.
Phụ nữ vô sinh hoặc sử dụng các loại thuốc kích buồng trứng, nội tiết tố: Phụ nữ vô sinh hoặc đã từng sử dụng thuốc các nhóm thuốc thuốc kích trứng, nội tiết tố để kích thích các nang trứng phát triển có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn.
Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống như mẹ, chị, em gái ruột mắc bệnh ung thư buồng trứng. Trong gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Bột talc: Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên khi phụ nữ sử dụng bột talc nhiều ở cơ quan sinh dục.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cancer/diagnosis-treatment/drc-20375946
https://www.nhs.uk/conditions/ovarian-cancer/symptoms/
https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/ovarian-cancer
Hỏi đáp (0 bình luận)