Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Viêm hang vị dạ dày là một trong những căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nghiêm trọng nhất và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau dạ dày. Viêm hang vị dạ dày khiến bệnh nhân đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Bệnh được khắc phục nếu người bệnh nhận biết dấu hiệu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hang vị là một trong những bộ phận quan trọng của dạ dày và rất dễ bị tổn thương bởi những tác động của vi khuẩn, chế độ ăn uống thiếu khoa học. Viêm hang vị dạ dày là tình trạng hang vị bị viêm loét và tổn thương.
Viêm hang vị dạ dày xảy ra trong một thời gian kéo dài và không được phát hiện, điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh rất dễ tiến triển và biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm hơn: Ung thư dạ dày,…
Nhận biết sớm dấu hiệu viêm hang vị dạ dày sớm giúp bệnh nhân chủ động trong việc khám và điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Đôi khi, bệnh nhân chỉ có biểu hiện không rõ ràng, mờ nhạt, tùy thuộc vào mức độ viêm.
Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn, liên tục và rõ ràng hơn khi viêm hang vị dạ dày mức độ vừa hoặc nặng. Một số biểu hiện:
Đau vùng thượng vị: Dấu hiệu rõ ràng và điển hình ở bệnh nhân viêm hang vị dạ dày. Cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc có thể xuất hiện theo từng cơn, đau tang sau khi ăn no, khi về đêm. Các đau rát trở nên dữ dội, xảy ra thường xuyên hơn khi bệnh đã nặng.
Buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng: Khi bệnh nhân viêm hang vị dạ dày, mao mạch vùng này bị phình to nên hoạt động nghiền nhỏ, tiêu hóa thức ăn khó khăn, dẫn đến thức ăn ứ đọng trong dạ dày lâu ngày, cùng với acid dư thừa sẽ gây ra trào ngược dạ dày thực quản, gây buồn nôn và chướng bụng. Tùy thuộc mức viêm hang vị, bệnh nhân cảm giác khó chịu, buồn nôn và nôn ra dịch nhầy có mùi khó chịu.
Ợ hơi, ợ chua: Dấu hiệu ợ hơi, ợ chua liên tục hoặc từng cơn, dần dần khiến cổ họng và ngực bệnh nhân đau rát do acid dịch vị dạ dày gây ra tình trạng tổn thương niêm mạc thực quản.
Chán ăn: Bên cạnh chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng do quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng bởi các ổ viêm ở hang vị dạ dày.
Da xanh tái: Bệnh nhân hấp thu dinh dưỡng kém hơn bình thường khi bị viêm hang vị dạ dày làm cho tình trạng cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao.
Thay đổi tính chất phân: Phân lúc lỏng, lúc táo, đôi khi có màu đen như hắc ín.
Bệnh viêm hang vị dạ dày nếu được kiểm tra sớm và điều trị đúng phác đồ có thể đẩy lùi bệnh hoàn toàn mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Tác động đối với sức khỏe người bệnh khi mắc viêm xung huyết hang vị dạ dày:
Gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Gây loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày.
Nguy cơ ung thư dạ dày, nhất là trường hợp viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Trong hầu hết các trường hợp, viêm hang vị dạ dày càng kéo dài, mao mạch bị tổn thương càng nhiều thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao:
Xuất huyết tiêu hóa: Mao mạch bị vỡ ra dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Hẹp môn vị: Hoạt động tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng dẫn đến suy nhược cơ thể người bệnh.
Thủng dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm, xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, nghiêm trọng, cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Ung thư dạ dày: Viêm hang vị dạ dày kéo dài có nguy cơ phát triển khối u ác tính rất khó điều trị và ảnh hưởng sức khỏe, tuổi thọ của bệnh nhân.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi phát hiện những triệu chứng viêm hang vị dạ dày, người bệnh cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị kịp thời. Viêm hang vị dạ dày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi và không để lại di chứng. Ngược lại, nếu không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày rất đa dạng, đôi khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân:
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP): Là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày nói chung và viêm hang vị dạ dày nói riêng.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng một số thuốc điều trị: Thuốc chống viêm corticoid (prednisolon, dexamethason,...) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian dài.
Căng thẳng: Thường xuyên thức khuya, lo âu, tức giận dẫn đến căng thẳng kéo dài, hoạt động của hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn chức năng cân bằng yếu tố tấn công – bảo vệ, lâu dần gây ra tình trạng viêm, loét hang vị.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Bỏ bữa thường xuyên, ăn uống thất thường, ăn quá nó hay để bụng quá đói.
Sử dụng các chất kích thích niêm mạc dạ dày thường xuyên: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá hay thức ăn cay, nóng.
https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/gastritis-and-peptic-ulcer-disease/overview-of-gastritis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/diagnosis-treatment/drc-20355813
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10349-gastritis
Viêm hang vị dạ dày không tự nó lây nhiễm, nhưng các nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày như H.pylori thì có. Một số chuyên gia cho rằng vi khuẩn này có thể lây qua đường miệng hoặc đường phân - miệng và cũng có thể lây nhiễm do người bệnh tiếp xúc với nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Xem thêm thông tin: Viêm hang vị dạ dày có lây không?
Bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn như thuốc ức chế bơm proton (PPI) để làm dịu sự kích ứng và giảm axit dạ dày, giúp giảm đau tạm thời khi dạ dày đang phục hồi. Tuy nhiên, quan trọng là phải xác định và loại bỏ nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày. Do đó, dù bạn tự điều trị bằng thuốc, vẫn cần gặp bác sĩ để kiểm tra và nhận hướng dẫn cụ thể.
Cơn đau do viêm hang vị dạ dày thường xuất hiện ở vùng bụng trên, còn gọi là vùng thượng vị. Bạn có thể cảm thấy đau ở khu vực này, nhưng đôi khi không xác định được chính xác vị trí. Nếu có loét dạ dày, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn vị trí đau, thường là cảm giác đau rát hoặc đau nhói. Điều đặc biệt là bạn có thể thấy cơn đau thuyên giảm khi ăn uống.
Xem thêm thông tin: Vị trí hang vị dạ dày ở đâu?
Người bị viêm hang vị dạ dày nên bổ sung đủ nước, vitamin và các dưỡng chất có lợi để hỗ trợ phục hồi tổn thương và cải thiện chức năng của dạ dày. Trong chế độ ăn, nên ưu tiên các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Những loại thực phẩm có ích cho quá trình phục hồi gồm rau củ giàu flavonoid như táo, trà xanh, gừng, các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, rau xanh đậm và những thực phẩm giàu vitamin A và C như khoai lang, ổi, cam.
Xem thêm thông tin: Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì?
Viêm hang vị dạ dày là bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, với các phương pháp điều trị khá đơn giản và thời gian điều trị không quá lâu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính hoặc gây xuất huyết dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh khi được chẩn đoán mắc viêm hang vị dạ dày nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
Hỏi đáp (0 bình luận)