Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Bệnh lý viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp trên khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, viêm họng hạt là một dạng viêm họng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, dai dẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Khi bị viêm họng hạt cấp mà không được điều trị đúng cách và dứt điểm có thể diễn tiến thành viêm họng hạt mãn tính.
Bệnh viêm họng hạt là một dạng của bệnh viêm họng mạn tính. Là tình trạng niêm mạc họng bị viêm mạn, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục khiến niêm mạc bị sung huyết và xuất huyết làm cho các mô lympho thành sau họng sưng lên, tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng ở niêm mạc. Kích thước của những hạt này có thể to nhỏ khác nhau, từ bằng đầu đinh ghim đến kích thước to bằng những hạt đậu.
Bệnh phát triển ở những người bị viêm họng tái phát nhiều lần, dai dẳng vì vậy rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Ngoài ra, bệnh viêm họng hạt có khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm xoang mạn tính, viêm thanh khí phế quản mạn tính,...
Bệnh viêm họng hạt có thể chia thành 2 loại, bao gồm:
Các triệu chứng, mức độ và biến chứng xảy ra của bệnh viêm họng hạt sẽ tùy thuộc vào cá nhân của mỗi người bệnh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Triệu chứng toàn thân thường không có gì đặc biệt. Các triệu chứng của viêm họng hạt có thể có:
Ngoài ra còn có thể có các tổn thương khác như suy giáp, hội chứng Sjogren thứ phát, xơ gan mật tiên phát, trầm cảm và rối loạn tâm lý.
Những bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá, hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên lại tăng thêm.
Bệnh viêm họng hạt mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Biến chứng có thể gặp, bao gồm:
Nếu bị đau họng nghiêm trọng kéo dài mà không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng sốt, ho, khó nuốt, khó thở thì bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp. Bạn càng được chẩn đoán sớm thì bạn càng được điều trị sớm và trở lại cuộc sống bình thường. Việc chẩn đoán và điều trị sớm cũng sẽ giúp cho người bệnh giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh cũng như các biến chứng của bệnh.
Bệnh viêm họng hạt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Sự khác biệt giữa triệu chứng viêm họng hạt và viêm amidan chủ yếu liên quan đến vị trí viêm và biểu hiện lâm sàng cụ thể.
Viêm amidan:
Nhìn chung, viêm họng hạt gây khó chịu chủ yếu ở cảm giác ngứa và vướng họng, trong khi viêm amidan thường biểu hiện bằng đau họng nặng, khó nuốt và có thể kèm sốt.
Bất kỳ ai đều có thể mắc bệnh viêm họng hạt, nhưng nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:
Xem thêm thông tin: Các loại viêm họng thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Viêm họng hạt có thể tái phát. Dù đã được điều trị, tình trạng viêm họng hạt có thể quay trở lại nếu các yếu tố nguy cơ không được kiểm soát hoặc môi trường sống và thói quen sinh hoạt không thay đổi. Những yếu tố như tiếp xúc với bụi, khói thuốc, ô nhiễm không khí, hoặc không duy trì vệ sinh cá nhân tốt có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh lối sống là rất quan trọng.
Sử dụng các phương pháp dân gian có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm họng hạt. Một số phương pháp dân gian như súc miệng bằng nước muối ấm, uống trà thảo dược hoặc dùng mật ong và chanh có thể làm dịu họng và giảm viêm. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng, bạn nên kết hợp với các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Xem thêm thông tin: Viêm họng hạt là gì? Điều trị như thế nào để giảm nguy cơ tái phát?
Hỏi đáp (0 bình luận)