Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Viêm ống thận cấp

Viêm ống thận cấp là gì? Những vấn đề cần biết về viêm ống thận cấp

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Viêm ống thận cấp đặc trưng bởi sự hiện diện của tế bào viêm trong kẽ thận. Bệnh có thể gây suy thận ở cả người trẻ và người lớn do nhiều nguyên nhân như thuốc, độc chất,... Trong một số trường hợp, tổn thương thận không để điều trị khỏi hoàn toàn dẫn đến suy thận mãn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm ống thận cấp

Viêm ống thận cấp là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tổn thương thận. Tại thận, tổn thương có thể hiện diện ở cầu thận, mạch máu thận, ống thận,... trong đó tổn thương ở ống thận và khoảng kẽ thận là phổ biến nhất.

Viêm ống thận cấp một bệnh lý thường gặp gây suy thận cấp, còn được gọi là viêm ống kẽ thận cấp (acute interstitial nephritis- TIN). Bệnh lý này chủ yếu gây ra hoại tử các tế bào ống thận và là một tình trạng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được phát hiện kịp thời và xử trí hiệu quả.

Triệu chứng viêm ống thận cấp

Những triệu chứng của viêm ống thận cấp

Triệu chứng của viêm ống thận cấp thường là hội chứng suy thận cấp, riêng đối với các trường hợp viêm ống thận cấp gây ra bởi ngộ độc thuốc và độc chất thì có hội chứng viêm gan cấp đi kèm theo suy thận cấp.

Bệnh nhân bị viêm ống thận cấp thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau từ thiểu niệu, vô niệu cho đến các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi do ứ dịch ngoại bào hoặc hội chứng tăng Ure máu. Bệnh có thể diễn tiến qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn tấn công: Các thuốc, độc chất hoặc các chất chuyển hóa trong các bệnh lý khác tấn công ống thận. Các chất chuyển hóa trong các bệnh lý sốc, xuất huyết ồ ạt hoặc thuốc kháng sinh tấn công làm tổn thương thận đột ngột hoặc sau một thời gian.
  • Giai đoạn thiểu niệu và vô niệu sớm: Sau khi thận bị tổn thương, bệnh nhân thường có các triệu chứng biểu hiện tình trạng ứ dịch ngoại bào như phù ngoại biên, khó thở,...
  • Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu thật sự: Triệu chứng của giai đoạn này là hội chứng tăng Urê máu bao gồm sốt, nôn, tiêu chảy, thiểu niệu, vô niệu, ban xuất huyết, vàng da do tan máu hoặc rối loạn ý thức, hôn mê do các độc chất trong quá trình chuyển hóa.
  • Giai đoạn tiểu nhiều: Giai đoạn này lượng nước tiểu tăng lên dần dần.
  • Giai đoạn phục hồi chức năng thận: Nồng độ các chất Ure và Creatinin trở về mức bình thường, các triệu chứng dần mờ nhạt không còn đặc hiệu.
Viêm ống thận cấp là gì? Những vấn đề cần biết về viêm ống thận cấp 1.jpg
Viêm ống thận biểu hiện bởi nhiều triệu chứng ở những giai đoạn khác nhau

Tác động của viêm ống thận cấp với sức khỏe

Viêm ống thận cấp là một bệnh lý cần được điều trị sớm và tích cực tại bệnh viện để được bù nước, điện giải hoặc lọc máu kịp thời để tránh chuyển sang các biến chứng nặng hơn.

Biến chứng có thể gặp viêm ống thận cấp

Khi bệnh lý ống thận không được chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời rất dễ diễn tiến theo chiều hướng xấu đi và các biến chứng khác nhau xuất hiện tùy từng nguyên nhân và giai đoạn bệnh.

  • Suy thận cấp hoặc hoại tử thận: Chức năng thận suy giảm làm giảm lượng nước tiểu, rối loạn điện giải, phù chân, loạn nhịp tim, co giật,...
  • Hội chứng tăng Urê máu: Ure tăng cao trong máu gây tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, da nhợt nhạt, da dễ bầm và dễ chảy máu cam,...
  • Phù phổi cấp: Dịch ngoài bao tăng đột ngột gây khó thở, khạc đàm nhầy máu, tím tái, kích thích vật vã,...
  • Hôn mê hoặc tử vong nếu tình trạng nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tất cả những trường hợp bất thường về lượng nước tiểu, đang sử dụng các thuốc có nguy cơ gây tổn thương thận hoặc có các bệnh lý nền có thể ảnh hưởng đến thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tự miễn,... nên khám bác sĩ định kỳ đều đặn để được theo dõi kỹ càng.

Nguyên nhân viêm ống thận cấp

Có nhiều nguyên nhân gây viêm ống thận cấp, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thuốc

Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất gây TIN là thuốc, chiếm 70% đến 75% các trường hợp TIN. Có nhiều loại thuốc liên quan đến bệnh lý này như kháng sinh, NSAID, thuốc lợi tiểu, thần kinh, các thuốc khác (Allopurinol, Alendronate, Azathioprine, Chlorpropamide,...). Trong đó kháng sinh beta-lactam và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là tác nhân phổ biến nhất.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra TIN sau ma túy ở các nước phát triển và là nguyên nhân hàng đầu ở các nước chưa phát triển. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là vi khuẩn (Escherichia coli, Campylobacter, Salmonella, Streptococci, Mycoplasma,...), virus (HIV, cytomegalovirus, Epstein-Barr, polyoma, herpes simplex, COVID-19,...) hay nấm (Histoplasma, Coccidioides,...).

Bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn là nguyên nhân quan trọng gây ra TIN bao gồm bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE), hội chứng Sjogren, sarcoidosis, bệnh viêm ruột và bệnh liên quan đến IgG4 được phát hiện gần đây.

Viêm ống thận cấp là gì? Những vấn đề cần biết về viêm ống thận cấp 2.jpg
Lupus là một bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến tổn thương thận

Viêm thận lupus thường có liên quan đến tổn thương cầu thận nhưng gần đây xơ hóa mô kẽ và teo ống thận có thể là những yếu tố quan trọng hơn trong việc xác định đáp ứng với điều trị và tiên lượng phục hồi của thận.

Ở hội chứng Sjogren ít liên quan đến thận (ít hơn 10% trường hợp). Nhưng khi có tổn thương thận, TIN là bệnh lý phổ biến nhất. Bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan đến rối loạn chức năng thận ở 23% trường hợp. Một đánh giá cho thấy TIN là bệnh lý phổ biến thứ hai được quan sát thấy khi tiến hành sinh thiết thận đối khi có tổn thương thận cấp (sau bệnh thận IgA).

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm ống thận cấp

Ống thận là gì?

Ống thận là cấu trúc chức năng giải phẫu của thận, là một hệ thống gồm nhiều ống như ống lượn gần, quai henle, ống lượn xa và ống góp, chúng giúp thận thực hiện quá trình lọc máu, để hấp thu các chất cần thiết và loại bỏ chất không cần thiết cho cơ thể, cũng như để duy trì các chức năng sinh lý khác như huyết áp, nội tiết.

Xem thêm thông tin: Cấu tạo của thận gồm những gì? Thận nằm ở đâu và có chức năng như thế nào?

Viêm ống thận cấp có nguy hiểm không?

Viêm ống thận cấp có điều trị được không?

Những thuốc nào có thể gây ra viêm ống thận cấp?

Viêm ống thận cấp có phòng ngừa được không?

Hỏi đáp (0 bình luận)