Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. viêm tai giữa ứ mủ

Viêm tai giữa ứ mủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bảo Quyên

04/03/2025

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Viêm tai giữa ứ mủ là tình trạng viêm có mủ xảy ra ở tai giữa. Viêm có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em là đối tượng thường gặp hơn. Viêm tai giữa ứ mủ nếu không được can thiệp đúng lúc có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh mặt, viêm màng não hoặc áp xe nội sọ, đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm tai giữa ứ mủ

Viêm tai giữa ứ mủ xảy ra khi dịch tích tụ trong khoang tai giữa bị nhiễm khuẩn, dẫn đến hình thành mủ. Tác nhân gây nhiễm thường là vi khuẩn từ vùng mũi họng lan lên tai qua vòi nhĩ (ống Eustachian). Ở trẻ nhỏ, do ống Eustachian có cấu tạo ngắn và nằm ngang, khả năng dịch từ mũi họng tràn vào tai giữa càng cao, khiến bệnh xuất hiện phổ biến hơn.

Tùy theo thời gian tiến triển, viêm tai giữa ứ mủ được phân loại thành dạng cấp tính và mãn tính:

  • Viêm tai giữa ứ mủ cấp tính: Xuất phát từ tình trạng viêm tai giữa cấp tính, dịch tích tụ ở tai giữa, khi dịch này bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến viêm tai giữa ứ mủ cấp tính.
  • Viêm tai giữa ứ mủ mãn tính: Viêm tai giữa ứ mủ mãn tính được định nghĩa là tình trạng viêm tai giữa ứ mủ kéo dài trong 3 tháng trở lên. Một số bác sĩ lâm sàng cho rằng nên dùng thuật ngữ viêm tai giữa mãn tính ở người bệnh có thủng màng nhĩ.

Triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa ứ mủ

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm tai giữa ứ mủ ở cả trẻ em và người lớn là suy giảm thính lực. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai cùng lúc. Bạn có thể cảm thấy như đang đeo nút tai, khiến âm thanh xung quanh bị nghẹt lại. Nếu trẻ bị giảm thính lực kéo dài, điều này có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng đến khả năng phát âm rõ ràng.

Trẻ cũng có thể cảm thấy đau tai hoặc nghe thấy tiếng ù, tiếng vo ve trong tai (hiện tượng ù tai). Ở trẻ nhỏ, do chưa thể diễn đạt rõ ràng rằng mình nghe kém, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Thay đổi hành vi;
  • Hay buồn ngủ;
  • Thiếu tập trung;
  • Thích chơi một mình;
  • Không phản ứng khi được gọi tên;
  • Thường xuyên yêu cầu lặp lại lời nói;
  • Muốn bật to âm lượng tivi;
  • Nói chuyện lớn tiếng hơn bình thường.

Khi có tình trạng thủng màng nhĩ, sẽ có dấu hiệu chảy dịch, chảy mủ ở tai. Các triệu chứng toàn thân có thể gặp bao gồm sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.

Viêm tai giữa ứ mủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Suy giảm thính lực là triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ phổ biến ở cả trẻ em và người lớn

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm tai giữa ứ mủ

Viêm tai giữa ứ mủ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như rách màng nhĩ, viêm xương chũm, viêm xương thái dương, tổn thương dây thần kinh mặt, viêm màng não hoặc hình thành ổ mủ trong não. Những biến chứng này đặc biệt nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Những thay đổi lâu dài của viêm tai giữa ứ mủ có thể dẫn đến các biến chứng như mất thính lực vĩnh viễn. Trẻ nhỏ mất thính lực sẽ cản trở khả năng nghe, từ đó dẫn đến giảm khả năng giao tiếp, thiếu chú ý, suy giảm khả năng nói, chậm phát triển ngôn ngữ, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn gặp các triệu chứng nghi ngờ viêm tai giữa ứ mủ, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm tai giữa ứ mủ

Viêm tai giữa ứ mủ xảy ra sau tình trạng nhiễm trùng tai giữa, dẫn đến tích tụ dịch ở tai giữa và dịch bị nhiễm trùng. Nhưng không phải lúc nào cũng là do nguyên nhân nhiễm trùng, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng hoặc dẫn đến viêm tai giữa ứ mủ bao gồm:

  • Hút thuốc lá thụ động;
  • Bú bình;
  • Ở nhà trẻ;
  • Dị ứng;
  • Vòi nhĩ nằm ngang ở trẻ em;
  • GERD;
  • Dị tật ở vòm miệng, cơ vòm miệng (hở hàm ếch, hội chứng Down).
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tai giữa ứ mủ

Sau khi điều trị viêm tai giữa ứ mủ, trẻ có được đi bơi không?

Việc cho trẻ đi bơi cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và phải đảm bảo một số điều kiện nhất định để tránh tái phát viêm hoặc gây thêm tổn thương cho tai. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ đi bơi sau khi điều trị viêm tai giữa ứ mủ.

Tác nhân vi khuẩn gây viêm tai giữa ứ mủ phổ biến là loại nào?

Viêm tai giữa ứ mủ cần dùng kháng sinh không?

Viêm tai giữa ứ mủ có cần phẫu thuật không?

Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không?