Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm ở dây thanh quản do bạn sử dụng chúng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra. Viêm thanh quản xuất hiện ở nhiều đối tượng cả kể người lớn và trẻ nhỏ. Khi thanh quản bị viêm, người bệnh sẽ có biểu hiện khó chịu như sốt, ho khan, chảy nước mũi,… Đặc biệt, tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm thanh quản

Viêm thanh quản là gì?

Thanh quản là bộ phận nằm ở ngã ba miệng, khí quản. Vai trò của thanh quản là dẫn lưu không khí ra vào phổi, đồng thời tống vật lạ ra ngoài bằng các cơn ho khi có vật lạ rơi vào thanh quản.

Viêm thanh quản xảy ra khi dây thanh của bạn bị viêm do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Viêm thanh quản có thể là cấp tính (ngắn hạn), kéo dài dưới ba tuần. Hoặc nó có thể là mãn tính (dài hạn), kéo dài hơn ba tuần.

Hầu hết trường hợp bị viêm là do nhiễm virus hay do nói quá nhiều và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng khàn giọng dai dẳng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Triệu chứng viêm thanh quản

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nặng trong 5 - 7 ngày đầu.

  • Khàn giọng, nói hụt hơi, giọng yếu ớt;

  • Cổ họng bị khô;

  • Thỉnh thoảng mất giọng;

  • Cơn ho khó chịu không biến mất;

  • Họng thường xuyên bị kích ứng;

  • Vướng họng, khó nuốt;

  • Ho khan;

  • Đau họng.

Ngoài ra, tình trạng viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt) là tình trạng nhiễm trùng nắp thanh quản và các mô xung quanh nó. Nắp thanh quản là phần mô bao phủ thanh quản và khí quản (ống thở), nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ bảo vệ đường thở khi nuốt Khi bị viêm nắp thanh quản, mô sưng lên đến mức có thể đóng khí quản (ống thở).

Viêm nắp thanh quản có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Đi khám bác sĩ ngay nếu con bạn có các triệu chứng sau:

  • Khó nuốt;

  • Khó thở, chẳng hạn như cần phải nghiêng người về phía trước để thở;

  • Tiết nhiều nước bọt;

  • Phát ra âm thanh khò khè khi thở;

  • Giọng nói như bị bóp nghẹt;

  • Xuất hiện tình trạng sốt.

Thông thường, con bạn sẽ phải nằm viện để được điều trị. Con bạn sẽ được dùng kháng sinh đường tĩnh mạch và thường là glucocorticoid hoặc dexamethasone.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng và có thể chữa khỏi nhờ áp dụng các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số vần vấn đề nghiêm trọng, cụ thể:

  • Gây suy hô hấp;

  • Viêm phổi;

  • Nếu bị bệnh do nhiễm trùng, nó có thể lây lan sang các cơ quan khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm giúp bệnh nhân giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh và mau chóng hồi phục sức khỏe.

Một số triệu chứng cho thấy rằng bệnh của bạn đang trở nên nghiêm trọng:

  • Khó nuốt;

  • Ho ra máu;

  • Khó thở;

  • Sốt dai dẳng không bớt;

  • Cơn đau ngày càng nặng.

Nguyên nhân viêm thanh quản

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp tính:

Viêm thanh quản cấp tính thương do lạm dụng giọng nói quá nhiều. Nó cũng có thể do nhiễm trùng. Một số nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cấp tính:

  • Nhiễm virus;

  • Sử dụng giọng nói một cách quá mức (la hét, hát, nói to, nói nhiều…);

  • Nhiễm vi khuẩn;

  • Uống quá nhiều rượu.

Viêm thanh quản mãn tính:

Viêm thanh quản mãn tính là kết quả của việc tiếp xúc lâu dài với các chất gây kích ứng. Nó thường nghiêm trọng hơn và có ảnh hưởng lâu dài hơn so với viêm thanh quản cấp tính. Viêm thanh quản mãn tính có thể do:

  • Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng;

  • Trào ngược acid hay còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);

  • Nhiễm trùng xoang thường xuyên;

  • Hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc;

  • Lạm dụng giọng nói của bạn;

  • Uống rượu, bia;

  • Ung thư, liệt dây thanh hoặc thay đổi hình dạng dây thanh khi bạn già đi cũng có thể gây ra chứng khàn giọng dai dẳng và đau họng.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm thanh quản

Khàn giọng có phải do viêm thanh quản không?

Khàn giọng thường là một triệu chứng của viêm thanh quản, xảy ra khi dây thanh âm bị viêm hoặc kích thích, khiến giọng nói thay đổi. Tuy nhiên, khàn giọng cũng có thể do các nguyên nhân khác như polyp dây thanh, trào ngược dạ dày thực quản hoặc dị ứng.

Viêm thanh quản thường gặp ở đối tượng nào?

Có nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để giảm viêm thanh quản không?

Viêm thanh quản có cần điều trị bằng thuốc kháng sinh không?

Có những cách nào giúp phòng ngừa viêm thanh quản tại nhà?

Hỏi đáp (0 bình luận)