Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Xoắn xương đùi

Xoắn xương đùi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Xoắn xương đùi là hiện tượng xương đùi bị xoắn vào trong hoặc ra ngoài. Đây là tình trạng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nên điều trị sớm để trẻ có hình dạng chân bình thường và thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. 

Nội dung chính

Tìm hiểu chung xoắn xương đùi

Xoắn xương đùi là gì?

Xương đùi là xương khỏe nhất và dài nhất trong cơ thể. Xương đùi nằm ở chi dưới, nằm giữa đầu gối và xương chậu hông. Vì xương đùi là xương duy nhất ở đùi nên nó đóng vai trò là điểm gắn kết cho tất cả các cơ tác dụng lực lên khớp hông và khớp gối.

Xoắn xương đùi thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể bao gồm các tình trạng sau:

  • Xoắn xương đùi vào bên trong: 2 đầu gối hướng vào nhau với các ngón chân hướng vào trong.
  • Xoắn xương đùi vào bên ngoài: Đầu gối hướng ngược nhau, các ngón chân hướng ra ngoài.

Trẻ bị xoắn xương đùi vào trong có thể thường xuyên ngồi ở tư thế W (tức là đầu gối khép vào nhau và bàn chân dang rộng) hoặc nằm sấp khi ngủ với hai chân duỗi hoặc gập và xoay vào trong. Những đứa trẻ này có tư thế này vì nó thoải mái hơn. Đến tuổi thiếu niên, xoắn xương đùi vào trong có xu hướng giảm dần xuống khoảng 15° mà không cần can thiệp.

Trẻ bị xoắn xương đùi ra ngoài làm 2 đầu gối của trẻ hướng ngược ra ngoài, các ngón chân cũng ngược ra ngoài. Cần đánh giá kỹ lưỡng (bao gồm chụp X-quang hoặc siêu âm) để tìm trật khớp háng kèm theo. Xoắn xương đùi ra ngoài thường tự khỏi, đặc biệt là sau khi trẻ bắt đầu tập đứng và đi, nhưng cần gặp bác sĩ chỉnh hình khi tình trạng xoắn quá mức vẫn tồn tại sau 8 tuổi.

Xoắn xương đùi xảy ra ở khoảng 10% trẻ em. Tình trạng này có phần phổ biến ở bé gái hơn bé trai. Nó thường ảnh hưởng đến cả hai chân, tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ ảnh hưởng đến 1 chân.

Xoắn xương đùi thường không dẫn đến viêm khớp hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác trong tương lai.

Triệu chứng xoắn xương đùi

Những dấu hiệu và triệu chứng của xoắn xương đùi

Các dấu hiệu xoắn xương đùi thường xuất hiện lần đầu tiên khi trẻ từ 2 đến 4 tuổi, thời điểm mà khả năng xoay vào trong ở chậu hông có xu hướng tăng lên. Tình trạng này trở nên rõ ràng nhất khi trẻ được 5 đến 6 tuổi.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của bệnh xoắn xương đùi, bạn nên gặp ngay bác sĩ:

  • Bước đi bằng ngón chân;
  • Không thể đi lại với hai chân sát nhau;
  • Chân không thẳng;
  • Vấp ngã thường xuyên;
Xoắn xương đùi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị4
Xoắn xương đùi có thể khiến trẻ dễ vấp ngã

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xoắn xương đùi

Xoắn xương đùi thường không dẫn đến viêm khớp hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác trong tương lai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, xoắn xương đùi gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, khó khăn trong đi lại, chân vòng kiềng, dễ té ngã.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của xoắn xương đùi đặc biệt là bất thường về hình dáng chân, đi lại khó khăn, thường xuyên vấp ngã, hãy liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân xoắn xương đùi

Nguyên nhân dẫn đến xoắn xương đùi

Nguyên nhân dẫn đến xoắn xương đùi thường do vị trí của em bé trong tử cung của mẹ. Khi trẻ lớn lên và không gian trong tử cung chật hẹp hơn, xương đùi của trẻ có thể bị xoắn vào trong hoặc ra ngoài. Bệnh này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.

Xoắn xương đùi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Xoắn xương đùi thường do vị trí của em bé trong tử cung của mẹ
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh xoắn xương đùi

Xoắn xương đùi có phải bệnh di truyền không?

Nguyên nhân dẫn đến xoắn xương đùi thường do vị trí của em bé trong tử cung mẹ. Khi trẻ lớn lên và không gian chật hẹp hơn, xương đùi của trẻ có thể bị xoắn vào trong hoặc ra ngoài. Bệnh này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.

Nếu trẻ bị xoắn xương đùi thì sau này trẻ có gặp khó khăn gì không?

Quá trình phục hồi sau phẫu thuật xoắn xương đùi là gì?

Sau khi phẫu thuật xoắn xương đùi, tôi cần làm gì cho con của mình?

Xoắn xương đùi nghiêm trọng đến mức nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)