Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Albumin là một thành phần rất quan trọng của huyết thanh. Xét nghiệm albumin góp phần phát hiện một số bệnh lý như suy gan, suy thận, đa u tủy xương… Vậy cụ thể albumin là gì? Xét nghiệm albumin được chỉ định trong các trường hợp nào?
Để tìm hiểu albumin là gì và ý nghĩa của xét nghiệm albumin với sức khỏe con người, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Albumin là một trong những thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm 58 – 74% hàm lượng của protein toàn phần. 40% albumin nằm ở huyết tương và 60% nằm ở dịch ngoại bào. Albumin máu đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như:
Trong cơ thể, gan là cơ quan duy nhất có khả năng sản xuất albumin. Mỗi ngày, gan tạo ra được khoảng 10,5g albumin. Vì vậy, chỉ số albumin thể hiện rõ tình trạng hoạt động và chức năng của gan. Albumin sẽ giảm khi gan bị suy yếu ở người có bệnh thận, bị sốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng... Albumin máu tăng cao khi cơ thể mất nước. Tuy nhiên, vì thời gian phân hủy của albumin là 12 - 18 ngày nên trong giai đoạn đầu gan bị tổn thương, có thể albumin trong máu chưa giảm nhiều.
Trong cơ thể của người, nồng độ albumin bình thường là 35 - 48g/L. Ở trẻ nhỏ hàm lượng này có thể là 40 - 59g/L, còn trẻ sơ sinh là 20 - 45g/L. Nồng độ albumin tăng hoặc giảm sẽ giúp bác sĩ hướng đến các tình trạng sức khỏe khác nhau.
Nếu chỉ số albumin tăng cao, cơ thể có thể gặp phải một số vấn đề như:
Trong những trường hợp này, người bệnh chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm bớt đạm và cung cấp nước kịp thời để nồng độ albumin cân bằng trở lại.
Albumin giảm thấp là một vấn đề khá nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng vì chỉ số albumin giảm có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm albumin là:
Khi cơ thể gặp phải các tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ để có thể điều chỉnh hàm lượng albumin ở mức ổn định. Người bệnh không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào hay phương pháp điều trị gì mà không có sự đồng ý của chuyên gia.
Bên cạnh, mọi người cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao với chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh lý về gan, thận và các tình trạng suy giảm khác.
Khi có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan như vàng da, chán ăn, mệt mỏi hoặc các biểu hiện của hội chứng thận hư như phù ở bụng, mí mắt, chân, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm albumin và một số xét nghiệm khác. Chỉ số albumin có thể giúp đánh giá xem chức năng tế bào gan, thận có hoạt động tốt hay không. Từ đó giúp bác sĩ tìm nguyên nhân của tình trạng phù ở chân, dịch tích tụ ở ổ bụng và phổi.
Ngoài ra, nồng độ albumin còn thường xuyên được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể như thiếu hụt protein, chế độ ăn uống đã khoa học hay chưa. Như vậy, xét nghiệm albumin mang lại rất nhiều lợi ích trong việc định hướng chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý.
Để xét nghiệm albumin, nhân viên y tế sẽ sử dụng mẫu bệnh phẩm là huyết thanh hoặc huyết tương. Việc lấy mẫu này tương đối đơn giản và nhanh chóng. Bệnh nhân không cần phải chuẩn bị hoặc nhịn ăn trước khi lấy máu. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm albumin vẫn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:
Như vậy, album là thành phần vô cùng quan trọng của huyết thanh. Dựa vào chỉ số albumin, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán được một số bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc albumin là gì và có thêm kiến thức về ý nghĩa của xét nghiệm albumin với sức khỏe con người. Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.